Home > Uncategorized > Báu Vật Của Đời- Chương 1 tiếp

Báu Vật Của Đời- Chương 1 tiếp

Mạc Ngôn

Báu Vật Của Đời

Chương 1(tiếp)

5
Bảy con gái nhà Thượng Quan: Lai Đệ, Chiêu Đệ, Lãnh Đệ, Tưởng Đệ, Phán Đệ, Niệm Đệ, Cầu Đệ (*) bị cuốn hút bởi một mùi thơm thoang thoảng.
(* Tất cả các tên đều tỏ ý mong có em trai)
Chúng từ chỗ ngủ ở chái đông ùa ra, chụm đầu nhìn vào trong cửa sổ. Chúng trông thấy mẹ nửa nằm nửa ngồi trên giường, đang bóc lạc như không có chuyện gì xảy ra. Nhưng mùi thơm thoang thoảng rõ ràng là từ cửa sổ buồng mẹ bay ra. Cô lớn mười tám tuổi Lai Đệ là người đầu tiên hiểu ra mẹ đang làm gì. Cô trông thấy mẹ tóc ướt đẫm mồ hôi, môi dưới bật máu, bụng mẹ co thắt dữ dội và nhặng xanh bay đầy phòng. Tay mẹ bóp nát từng hạt lạc. Lai Đệ nức nở gọi mẹ. Sáu đứa em gái cũng gọi theo. Nước mặt chảy dài trên khuôn mặt bảy đứa. Cầu Đệ, đứa nhỏ nhất thì gào tướng lên, dẫm bành bạch đôi chân lấm tấm những vết đỏ vì bị bọ chó và muỗi đốt lập cập chạy vào buồng mẹ. Lai Đệ chạy theo giữ em lại rồi thuận tay bế nó lên. Cầu Đệ gào khóc, đấm vào mặt chị.
– Em vào với mẹ cơ… Em vào với mẹ cơ!…
Lai Đệ cảm thấy sống mũi cay xè, nước mắt nóng hổi tràn lên má. Cô vỗ nhẹ vào lưng em gái, nựng:
– Em đừng khóc nữa, mẹ sẽ đẻ cho em một em trai thật bụ bẫm, thật trắng trẻo!…
Trong buồng vọng ra tiếng rên yếu ớt và câu nói đứt quãng của chị Lỗ:
– Lai Đệ con bảo các em đi nơi khác! Chúng nó còn nhỏ không hiểu gì, chẳng lẽ con cũng không hiểu sao? Một tiếng động vang lên trong buồng, cùng với tiếng gào to của chị Lỗ. Năm đứa trẻ đứng chen chúc ngoài cửa sổ. Lãnh Đệ mười bốn tuổi khóc thét lên:
– Mẹ ơi, mẹ!
Lai Đệ đặt đứa em xuống, chạy ra ngoài bằng đôi chân đã bó nhưng sau được giải phóng. Ngưỡng cửa mục làm em bị vấp, ngã chúi về phía trước, đè lên chiếc bễ thổi lửa. Chiếc bễ đổ kềnh, làm vỡ vụn chiếc thố men xanh đụng thức ăn cho gà. Lai Đệ hốt hoảng đứng dậy, thấy bà nội đang quì trước bàn thờ Phật. Khói hương tỏa quanh bức tượng Quan âm.
Lai Đệ run bắn lên. Cô dựng lại chiếc bễ, cuống quít nhặt nhạnh những mảnh vỡ, làm như bằng cách đó, chiếc thố có thể lành lại hoặc giảm nhẹ lỗi lầm của mình. Bà nội đứng vụt dậy, to lớn như một con ngựa nòi, thân hình lắc lư, đầu giật giật, miệng tuôn ra hàng tràng những câu khó hiểu. Lai Đệ co rúm người lại theo bản năng, hai tay ôm đầu, chờ đợi. Nhưng bà nội không đánh cô, chỉ xoắn vành tai mỏng và trăng bệch của cô, rồi dúi một cái. Cô ngã lăn ra trên lối đi trải đầy những mảnh ngói vỡ trong sân.
Cô trông thấy bà nội cúi xuống quan sát những mảnh thố vỡ, y hệt con trâu đang chuẩn bị uống nước ở bờ sông. Bà nội nhặt mấy mảnh vỡ trên tay, gõ chúng vào nhau thành những tiếng vui tai. Những vết nhăn sâu và dầy đặc trên khuôn mặt bà nội, hai mép trễ xuống, nếp nhăn hai bên kéo dài xuống tận dưới cằm, khiến cái cằm như một bộ phận khác gắn thêm vào mặt.
Lai Đệ nhân đó quì trên lối đi, vừa khóc vừa nói:
– Bà ơi, bà đánh chết cháu đi!
– Đánh chết mày hả? – Bà Lã mặt buồn rười rượi – Đánh chết mày thì cái thố có lành lại được không? Đây là đồ sứ từ năm Vĩnh Lạc triều Minh, của hồi môn từ đời cụ tổ nhà này, đáng giá một con la chứ ít đâu!
Lai Đệ mặt trắng bệch, xin bà nội tha tội.
– Mày cũng đã đến lúc đi lấy chồng rồi đấy! – Bà Lã thở dài – Sáng tinh mơ, việc thì không làm, chỉ nghịch tinh! Số mẹ mày là cái số nghèo, chết thế nào được?
Lai Đệ ôm mặt khóc.
– Đánh vỡ đồ dùng lại còn kể công chắc? – Bà Lã không bằng lòng, nói – Đừng có ở đấy mà quấy rầy người ta. Dẫn lũ em ăn bám của cô ra sông mò tôm. Không đầy giỏ thì đừng có về nhà!
Lai Đệ vội vàng đứng dậy, bế Cầu Đệ lên, chạy ra cổng.
Như đuổi gà, bà Lã dồn lũ trẻ ra cổng rồi quẳng cho Lãnh Đệ chiếc giỏ cao cổ đan bằng nhành liễu.
Lai Đệ tay trái bế Cầu Đệ, tay phải dắt Niệm Đệ, Niệm Đệ dắt Tưởng Đệ, Tưởng Đệ lôi Phán Đệ. Lãnh Đệ một tay dắt Phán Đệ, tay kia xách giỏ. Bảy đứa con gái nhà Thượng Quan dắt díu nhau, nức nở sùi sụt, men theo con hẻm đầy nắng và lộng gió, đi về phía đê sông Thuồng Luồng.
Khi đi qua nhà Tôn Đại Cô, mùi thơm điếc mũi khiến chúng thèm rỏ rãi. Chúng trông thấy ống Khói nhà họ Tôn cuồn cuộn khói trắng. Năm thằng câm cần cù như những con kiến, chuyển củi vào trong nhà. Đàn chó mục nằm gác bên cổng. Chúng thè cái lưỡi đỏ chót như đang chờ đợi điều gì đó.
Lũ con gái trèo lên con đê cao cao trên sông Thuồng Luồng, quang cảnh nhà họ Tôn thu hẹp trong tầm mắt. Năm thằng câm đã phát hiện ra chị em nhà Thượng Quan. Thằng lớn để ria mép loăn xoăn, mỉm cười với Lai Đệ. Lai Đệ vụt đỏ mặt. Cô nhớ lại cách đây không lâu khi đi lấy nước sông, thằng câm lớn đã quẳng vào thùng nước của cô một quả dưa chuột. Nụ cười mỉm của thằng câm tuy trơ trẽn nhưng không có ác ý. Lần đầu tiên tim cô đập dữ dội, máu dồn lên mặt. Nghiêng mình xuống mặt nước phẳng như guồng, cô thấy mặt mình đỏ ửng. Sau đó cô ăn quả dưa chuột, mùi vị của nó đến bây giờ vẫn không thể quên. Đưa mắt nhìn lên, cô trông thấy lầu chuông rục rỡ của nhà thờ và cái tháp canh được ghép bằng những cây gỗ tròn. Một người dàn ông nhảy nhót trên đó như con khỉ, gào lớn:
– Bà con ơi, kỵ binh Nhật đã ra khỏi thành!
Một đám người tụ tập dưới chân tháp nhìn lên. Người trên tháp chốc chốc lại cúi xuống, tay bám lan can, hình như để trả lời người đứng dưới. Trả lời xong, nguội đó lại đứng thẳng lên, đi vòng quanh, hai tay chụm lại làm loa, quay ra bốn phía thông báo tình hình quân Nhật sắp sửa kéo đến.
Trên con đường xuyên xã, chợt có một cỗ xe ngựa phi nước đại. Cỗ xe như từ trên trời rơi xuống. Ba con tuấn mã kéo cỗ xe bánh cao su, mười hai vó ngựa băm trên đường như gõ nhịp, cộc cộc cộc cộc, bụi tung lên thành một vệt vàng. Một con màu vàng mơ, một con đỏ như quả táo một con màu trắng đục. Ba con ngựa béo mọng như được nặn bằng sáp, mình ngựa bóng nhẫy, màu lông khi ùn người mê mẩn. Một người đàn ông nhỏ con đứng dạng chân sau dõng xe, trông xa tưởng anh ta ngồi trên mông ngựa. Anh ta vung chiếc roi ngựa có ngù đỏ, miệng quát: Hây hây, roi lia vút vút. Anh bất chợt gò cương, những con ngựa như đứng thẳng lên, xe dừng lại như bị chặn đứng, đám bụi vàng ào lên phía trước, che khuất cả người ngựa và xe. Khi bụi tan đi, Lai Đệ trông thấy đám gia nhân nhà Phúc Sinh Động khuân từng vò rượu, từng bó củi lên xe. Một người đàn ông vạm vỡ đứng trên tam cấp ngoài cổng Phúc Sinh Đường, đang quát tháo. Một vò rượu rớt xuống đất, một tiếng bịch nặng nề vang lên, chiếc nút bằng bong bóng lợn bắn ra, rượu chảy tràn ra đường. Mấy gia nhân lao tới dựng vò rượu lên. Người đàn ông vạm vỡ từ trên bậc tam cấp nhảy xuống, vung roi đánh mấy người kia, chiếc roi uốn lượn như một con rắn dưới ánh năng mặt trời. Mùi rượu theo gió bay tới. Cánh đồng mênh mông, lúa mạch cuồn cuộn từng đợt sóng vàng. Trên đỉnh tháp, người đàn ông lại hét to:
– Chạy đi bà con ơi, chậm là mất mạng đấy!
Rất nhiều người ra khỏi nhà, tíu tít bận rộn như một đàn kiến, và cũng chẳng việc nào ra việc nào như đàn kiến. Người thì di, người chạy, người đứng yên bất động, người chạy đông, người chạy tây, người loay hoay tại chỗ, ngó hết chỗ này ngó chỗ khác. Lúc này, mùi thơm trong nhà họ Tôn càng đậm, làn hơi trắng ra ngoài cổng. Lũ trẻ câm im hơi lặng tiếng, mảnh sân im lìm, chỉ có từng chiếc xương trong nhà quẳng ra, khiến lũ chó mực tranh nhau quyết liệt. Con nào cướp được thì chúi đầu vào xó tường nhai rau ráu. Con nào không cướp được thì đỏ mắt nhìn vào trong nhà, gầm gừ rên rỉ.
Lãnh Đệ kéo tay Lai Đệ nói:
– Chị ơi, về nhà!
Lai Đệ lắc đầu, nói:
– Không được, phải xuống sông bắt tôm đã. Mẹ sinh em bé, cần có canh tôm để ăn.
Chúng dìu nhau xuống chân đê, cả bọn đi thành hàng một, mặt hướng ra sông. Dòng sông in rõ những gương mặt thanh tú của các cô gái nhà Thượng Quan, cô nào cũng sống mũi cao, vành tai đầy đặn và trắng. Đây cũng là đặc trưng rõ nét của chị Lỗ – mẹ chúng. Lai Đệ rút trong túi ra một chiếc lược bằng gỗ hồ đào, lần lượt chải cọng rơm và bụi trên tóc cho từng đứa em, đứa nào đứa ấy kêu oai oái. Cuối cùng, Lai Đệ chải tóc cho mình, tết thành chiếc đuôi sam to tướng, thả sau lưng vừa chấm mông. Cô bỏ chiếc lược vào túi, xắn quần, lộ rõ cặp đùi thon thả, trắng bóc. Tiếp theo, cô tụt giày, đôi giày bằng nhung xanh lục. Các em nhìn đôi bàn chân tàn phế một nửa của chị. Cô bỗng nổi cáu:
– Nhìn cái gì? Có gì mà nhìn? Không mò được tôm, bà già không tha cho chúng ta đâu
Các em gái của cô nhanh chóng tụt giày, xắn quần. Cô út Cầu Đệ còn tụt hẳn quần ra. Cô đứng trên bãi sông được phủ một lớp bùn, ngắm nhưng cụm cỏ nước mềm mại lượn lờ theo dòng chảy. Cá nô giỡn trong đám cỏ. Chim én bay như chạm mặt nước. Cô lội xuống sông, nói to:
– Cầu Đệ ở trên nhặt tôm, tất cả xuống nước!
Các em cô ríu rít lội xuống sông.
Cô cảm thấy, do bó chân, nên gót chân phát triển hơn mức bình thường của cô lún sâu xuống bùn. Những lá cỏ nước mơn trớn bắp chân, khiến cô cảm thấy buồn buồn, một cảm giác khó diễn tả. Cô cúi xuống, hai tay rà sát gốc những cụm cỏ nước và những dấu chân chưa bị bùn lấp đầy. Lũ tôm rất thích nép mình trong những dấu chân này. Một con vật nhỏ nhảy vọt lên giữa hai tay, cô mùng rỡ, con tôm cong cong, dài bằng ngón tay trỏ, trong suốt, đã bị kẹp giữa hai ngón. Con tôm rất linh hoạt, mỗi sợi râu đều rất đẹp. Cô quăng nó lên bờ, Cầu Đệ rất hỉ hả, vừa reo lên ra nhặt con tôm bỏ vào giỏ.
– Chị ơi, em bắt được một con
– Chị ơi, em bắt được rồi!
– Em bắt được rồi!
Cầu Đệ mới hai tuổi, không kham nổi công việc nhặt tôm. Nó bị ngã, ngồi bệt xuống đất mà khóc. Vài con tôm có súc bật khỏe, nhảy xuống sông, lập tức biến mất. Lai Đệ lên bờ xốc em dậy, dắt xuống mép nước, dùng tay rửa bùn trên mông Cầu Đệ. Mỗi lần cô tạt nước, Cầu Đệ lại giật thót một cái, miệng la chí chóe, đôi lúc xen lẫn những câu chửi tục. Lai Đệ phát cho em một cái vào mông, rồi buông ra. Cầu Đệ chạy như bay lên giữa sườn dê bẻ một cái roi, rồi bắt chước một bà già nanh ác, tay cầm roi, mắt vằn lên, lớn tiếng nguyền rủa chị, khiến Lai Đệ không nhịn được chơi.
Các cô gái đã mò đến khúc sông trên, kế cận đầu cầu. Bãi sông sáng lấp lóa. Mấy chục con tôm nhảy tanh tách. Một đứa em kêu lên:
– Chị ơi! nhặt nhanh lên!
Cô xách giỏ lên, mắng Cầu Đệ:
– Con ranh, về nhà sẽ biết tay!
Rồi cô vui vẻ nhặt những con tôm vào giỏ, nhặt liên tục nên không có thì giờ rầu rĩ.
Cô buột miệng hát, khúc hát mà cô cũng không nhớ rõ học được ở đâu:
– Mẹ là mẹ ơi, sao mẹ nỡ dứt tình, gả bán con cho anh hàng dầu?
Rất nhanh, cô đuổi kịp các em. Chúng men theo mép nước gần bờ, vai kề vai, cúi lom khom, chổng mông lên trời, cằm gần như chạm nước, hai tay mở ra, áp sát lại, vừa sục sạo vừa tiến lên. Nước sông trở nên đục ngầu sau lưng chúng. Một số cụm cỏ nước bị dứt lá, nổi lên. Mỗi khi chúng đứng thẳng lên là chắc chắn bắt được một con tôm, lúc thì Phán Đệ, lúc Tưởng Đệ… Năm đứa em hên tục ném tôm cho chị. Lai Đệ chạy đi chạy lại để nhặt tôm: Cầu Đệ bám sau lưng chị.
Thoáng cái, các cô đã tiến sát cây cầu đá bắc qua sông Thuồng Luồng. Lai Đệ gọi các em:
– Lên đi, lên cả đi! Đầy giỏ rồi! Về nhà thôi!
Các em cô còn tiếc rẻ chưa muốn về, dừng lại trên bãi. Ngón tay chúng trắng bệch vì ngâm nước, chân dính đầy phù sa.
– Chị ơi, sao hôm nay nhiều tôm thế!
– Chị ơi, chắc mẹ đã đẻ em bé rồi!
– Chị ơi, giặc Nhật là gì hở chị? Chúng có ăn thịt trẻ con không?
– Chị ơi, nhà anh câm giết gà đề làm gì?
– Chị ơi, sao bà nội cứ mắng bọn em?
– Chị ơi, em mơ thấy trong bụng mẹ có con cá trạch…
Bọn em gái luân phiên hỏi chị. Cô chẳng trả lời đứa nào cả. Cô chăm chú nhìn chiếc cầu đá ánh lên màu xanh xám. Từ trong thôn, cỗ xe ba ngựa kéo lúc nãy, đang chạy lên cầu.
Anh xà ích người thấp bé gò cương cho ba con ngựa dừng lại. Những con ngựa bực bội gõ móng, tiếng gõ sắc gọn, mặt cầu tóe lửa. Mấy người đàn ông đều cởi trần, thắt lưng da to bản, khóa thắt lưng sáng loáng như bằng vàng. Lai Đệ biết bọn họ. Họ là gia nhân của nhà Phúc Sinh Đường. Họ nhảy xuống xe, dỡ các bó cây cao lương xuống trước, rồi sau đó là các vò rượu, tất cả mươi hai vò. Họ ôm lấy cổ ngựa, đẩy lùi cả ngựa lẫn xe xuống chỗ bãi đất trống đầu cầu. Lúc này cô trông thấy nhân vật số hai nhà Phúc Sinh Đường – Tư Mã Khố, cưỡi chiếc xe đạp phóng tới. Đây là chiếc xe đạp đầu tiên xuất hiện trên vùng Cao Mật hẻo lánh, do Đức sản xuất, nhãn hiệu IFA, một nhãn hiệu nổi tiếng thế giới. Ông nội Phúc Lộc của cô vì tò mò, nhân lúc không ai để ý, sờ một cái vào tay nắm, khiến Tư Mã Khố trừng mắt. Đó là chuyện mùa xuân năm ngoái. Tư Mã Khố mặc chiếc áo ngoài bằng lụa tơ tằm, quần vải tây màu trắng, bắp chân quấn xà cạp xanh, đi ủng đế trắng. Hai ống quần rộng phồng lên như bơm đầy hơi. Vạt áo vén lên dắt vào thắt lưng. Thắt lưng bằng lụa trắng, bỏ múi dài múi ngắn. Phần trên người mặc gì thì không nhìn thấy. Vai trái đeo chéo một dây da màu nâu, móc giữ một bao da, miệng bao ló ra mẩu lụa đỏ. Chuông xe kêu reng reng, Tư Mã Khố lướt tới như một trận gió. Hắn nhảy xuống xe, bỏ chiếc mũ cói xuống làm quạt, chỗ bớt ở mặt đỏ như miếng tiết.
Hắn lớn tiếng lệnh cho gia nhân:
– Mau lên, đem củi chất lên mặt cầu, tới rượu vào thiêu chết bọn chó đẻ.
Gia nhân tíu tít ôm các bó củi lên cầu, chỉ một lát đã chất cao đến nửa người. Những con côn trùng sống ký sinh trong củi hốt hoảng bò ra, bay loạn xạ, con thì rơi xuống nhóc, làm mồi cho cá, con thì bị chim én đớp.
– Đổ rượu lên củi! – Tư Mã Khố quát to.
Các gia nhân khiêng những vò rượu lên cầu, mở nút, nghiêng vò tưới trên đống củi. Rượu ngon, mùi thơm ngây ngất trên dòng sông. Những bó củi loạt soạt. Rượu chảy tràn ngang mặt cầu, rớt như mưa xuống lòng sông. Nước chảy róc rách dưới chân cầu. Đổ hết mười hai vò, cả cây cầu như tắm bằng rượu. Những bó cao lương khô đã đổi màu. Mép cầu như treo một bức màn bằng rượu. Chùng hút tàn điếu thuốc, cá con dưới sông đã nổi lên trắng xóa.
Các em của Lai Đệ định xuống sông mò cá. Lai Đệ gằn giọng quát:
– Đừng xuống nữa, theo chị về nhà!
Chuyện lạ trên cầu lôi cuốn các em. Chúng đứng yên. Thật ra, cảnh tượng trên cầu cũng cuốn hút Lai Đệ. Cô kéo các em về, nhưng mắt vẫn không rời cây cầu. Tư Mã Khố đứng trên cầu, vẻ đắc ý, vỗ tay bôm bốp, hai mắt rục sáng: Hắn cười hỉ hả. Hắn khoe khoang với bọn gia nhân:
– Diệu kế này chỉ ta mới có thể nghĩ ra! Mẹ kiếp, chỉ có ta mới nghĩ ra. Bọn nhóc Nhật mau mau đến chịu chết!
Bọn gia đinh phụ họa theo. Một gia đinh hỏi to:
– Thưa ông Hai, bây giờ nổi lửa được chưa?
Tư Mã Khố nói:
– Hượm hẵng, đợi chúng đến hãy đốt!
Bọn gia nhân xúm xít vây quanh Tư Mã Khố, đi về phía đầu cầu.
Cỗ xe của Phúc Sinh Đường cũng trở về thôn.
Trên cầu trở lại yên tĩnh, chi còn tiếng rơi tí tách của rượu xuống mặt nước.
Lai Đệ tay xách giỏ, dẫn các em rẽ nhưng bụi cây lúp xúp mọc đầy sườn đê, trèo lên. Đột nhiên, cô nhìn thấy một khuôn mặt đen nhẻm lấp ló trong bụi cây. Cô hoảng hốt kêu lên, chiếc giỏ trong tay rơi xuống, dập dềnh trên những cành quán mộc rồi lăn đến tận mép nước. Tôm trong giỏ văng ra, nhảy trên bãi như những đốm sáng. Lãnh Đệ chạy theo chiếc giỏ còn các em thì nhặt tôm vương vãi trên cát. Lai Đệ đi thụt lùi về phía bờ sông, mắt không rời khuôn mặt đen. Mặt đen cố nở một nụ cười ra vẻ cáo lỗi, hai hàm răng trắng lóa những tia như vỏ xà cừ. Cô nghe thấy người đó nói nhỏ:
– Em gái dừng sợ, chúng tôi là du kích. Đừng nói gì cả, mau rời khỏi chỗ này!
Lúc này cô mới thấy rõ, trong các bụi cây có đến mấy chục người mặt áo xanh. Mặt đanh lại, mắt mở to, có người cầm súng trường, người cầm lựu đạn, người thì đại đao có tua lụa hồng. Ngụm đàn ông răng trắng mặt den, nét mặt vui vẻ, tay phải cầm khẩu súng lục có ánh thép xanh, tay trái cầm một vật phát ra tiếng kêu tích tắc. Sau này, cô mới biết đó là chiếc đồng hồ bỏ túi. Và chính con người mặt đen đó, cuối cùng đã chui vào chăn của cô.
6
Ba Phàn rượu ngà ngà, bước vào cổng nhà Thượng Quan với vẻ không bằng lòng. Quân Nhật sắp đánh đến nơi, con lừa nhà cậu chọn thật đúng lúc! Nói thế nào nhỉ? Lừa nhà cậu, nhưng do ngựa của nhà tôi phối giống, bắn súng phải đền đạn. Cậu mặt dạn mày dầy, cứt, cậu có giữ thể diện đâu mà xấu hổ Tôi là tôi nể mặt mẹ cậu. Mẹ cậu với tôi… hà hà… mẹ cậu rèn cho tôi một cái nạo vó ngựa…
Thọ Hỉ mặt đẫm mồ hôi, bước theo sau ba Phàn.
– Ba Phàn! – bà Lã gầm lên – Đồ gấu chó làm gì mà khệnh khạng thế!
Ba Phàn lấy hết can đảm, nói:
– Ba Phàn đã đến đây rồi!
Vừa trông thấy con lừa nằm dưới đất, ba Phàn đã tỉnh rượu quá nửa.
– Chà chà, đến nông nỗi này kia à!
Lão quăng chiếc túi da trên vai xuống, sờ tai, vỗ vỗ bụng con lừa, lại vòng ra phía đuôi, ấn ấn cái chân lừa con thò ra ngoài âm đạo. Lão đứng thẳng lên, lắc đầu buồn bã, nói:
– Muộn rồi, thế là hết! Năm ngoái, khi con trai bác dắt lừa đến phối giống, tôi có nói là, con lừa nhà cậu thuộc loại tép riu, tốt nhất nên cho phối với lừa, nhưng cậu ta không nghe lời khuyên của tôi, cứ nhất định đòi phối với ngựa! Con ngựa giống nhà tôi là giống ngựa Đông Dương thuần chủng, vó của nó còn lớn hơn đầu lừa nhà bà. Nó mà nhảy, lừa nhà bà xụm ngay, chẳng khác gà trống nhảy chim sẻ! Cũng chính là con ngựa giống của tôi được dạy dỗ tốt, nên nó nhắm mắt lại mà phủ con lừa, phải là con ngựa khác thì, cứt! Thế nào? Không đẻ được hả? Con lừa nhà bà không phải là loại đẻ ra la, lừa nhà bà chỉ có thể đẻ ra lừa!…
– Ba Phàn, có im đi không nào! – Bà Lã cắt ngang lời lão
– Xong rồi, nói xong rồi!
Lão vớ lấy cái túi da khoác lên vai, trở lại trạng thái say rượu, dình bỏ ra về. Bà Lã túm lấy cánh tay lão, nói:
– Ba Phàn, bỏ đi như vậy mà được à?
Ba Phàn cười:
– Bà chị ơi, bà chị không nghe thông báo của lão Phúc Sinh Đường sao? Thôn xóm chạy sạch rồi! Lừa hay tôi quan trọng hơn.
Bà Lã nói:
– Ông Ba này, ông sợ tôi để ông thiệt, đúng không? Hai bình rượu ngon, một thủ lợn béo, ông không thiệt! Nhà này tôi là chủ.
Ba Phàn ngó cha con nhà Thượng Quan, cười:
– Tôi biết, chị giữ chân kìm của lò rèn, đàn bà cởi trần quai búa tạ, thì cả Trung Quốc mới có chị là một! Sức ấy mà…
Lão cười ranh mãnh. Bà Lã phát cho lão một cái, nói:
– Đồ ôn dịch! Anh Ba đừng đi. Gì thì cũng là hai sinh mạng! Ngựa giống là con trai của anh, con lừa này là con dâu của anh, con la trong bụng nó là cháu nội anh. Anh trổ tài, nó sống thì cảm ơn anh, thưởng cho anh; nó chết, không trách anh, mà chỉ trách tôi kém phúc!
Ba Phàn đâm ra khó xử, nói:
– Bà chị bắt tôi phải thông gia với lừa ngừa, tôi còn gì để nói nữa? Thử chữa lợn què thành lợn lành xem sao!
– Phải rồi. Anh Ba này, đừng nghe lão Tư Mã điên nói bậy. Bọn Nhật đến nơi khỉ ho cò gáy này làm gì? Vả lại, anh làm là làm việc phúc đức. Ma quỉ cũng tránh người hiền nữa là…?
Ba Phàn mở túi da, lấy ra một lọ chất nước màu xanh, nói:
– Đây là thần được gia truyền, chuyên trị gia súc đẻ khó. Dùng thuốc này mà vẫn không đẻ thì đến Tôn Ngộ Không sống lại cũng đành bó tay! – Các cha – lão gọi cha con Phúc Lộc – Lại dây giúp một tay!
Bà Lã nói:
– Để tôi! Lão ta vụng về lắm!
Ba Phàn nói:
– Nhà Thượng Quan gà mái gáy, gà sống không đẻ trứng!
Phúc Lộc nói:
– Chú Ba, muốn chửi thì cứ chửi thẳng, đừng cạnh khóe làm gì!
Ba Phàn nói:
– Cáu hả?
Bà Lã nói:
– Đừng múa mép nữa. Nói xem làm gì bây giờ?
Ba Phàn đáp:
– Nâng đầu lừa lên, cho nó uống thuốc!
Bà Lã đứng dạng chân, nín thở, nâng đầu lừa lên. Cái đầu cựa quậy mũi thở phì phì.
– Cao nữa lên! – Ba Phàn nói to.
Bà Lã lại cố nâng cao nữa, mũi bà cũng thở phì phò. Ba Phàn khó chịu nói:
– Cha con ông chết cả rồi hay sao?
Bố con Phúc Lộc sán lại, suýt nữa dẫm phải chân lừa. Bà Lã trừng mắt. Ba Phàn lắc đầu. Cuối cùng cũng nâng được đầu lừa lên cao. Con lừa bập bập cặp môi dầy, nhe răng ra. Ba Phàn dùng cái phễu bằng sừng trâu, rót thuốc vào miệng lừa rồi bảo:
– Xong rồi! Đặt xuống!
Bà Lã thở hồng hộc.
Ba Phàn rờ rẫm nhét thuốc vào tẩu, ngồi xổm đánh diêm châm thuốc, rít một hơi thật sâu. Hai làn khói trắng thở ra từ hai lỗ mũi. Lão nói:
– Bọn Nhật đã chiếm huyện ly, giết Huyện trưởng Trưởng Duy Hán, cưỡng hiếp vợ ông ta!
Bà Lã hỏi:
– Lại là tin từ nhà Tư Mã phải không?
Ba Phàn đáp:
– Không. Người anh em kết nghĩa của tôi nói vậy. Nhà lão ở Cửa Đông.
Bà Lã nói:
– Tin ngoài mười dặm, khó mà đúng sự thật?
Thọ Hỉ nói:
– Gia nhân nhà Tư Mã Khố lên cầu đánh hỏa công, sao lại không thật?
Bà Lã giận dữ nhìn con trai, nói:
– Ra gì cái thá đàn ông như anh! Con thì một đống. Trên cổ anh là quả bí hay cái đầu? Các người thử nghĩ, người Nhật thì cũng cha sinh mẹ đẻ, với ta không thù không oán, vậy chúng làm gì ta? Chạy à, chạy nhanh đến mấy cũng không bằng hòn đạn. Trốn hả, trốn đến bao giờ?
Nghe bà Lã lên lớp, cha con nhà Thượng Quan im thin thít, không dám nói lại một câu. Ba Phàn gõ tẩu cho sạch tàn thuốc, đằng hắng mấy tiếng, nói:
– Bà chị nhìn xa thấy rộng, suy xét đâu ra đấy. Chị nói vậy tôi cũng đỡ lo. Đúng vậy, chạy đi đâu bây giờ? Trốn đi đâu bây giờ? Người thì có thể bỏ chạy, nhưng còn con lừa, con ngựa giống của tôi lừng lững như trái núi thì trốn vào đâu? Trốn mồng một chẳng thoát ngày rằm, mẹ kiếp! Đếch cần, hãy đỡ đẻ cho con lừa đã!
Bà Lã vui vẻ nói:
– Đúng rồi!
Ba Phàn con phắt áo ngoài, xiết chặt thắt lưng, đặng hắng mấy cái, như võ sĩ sắp sửa lên vũ dài. Bà Lã gật đầu lia lịa tỏ vẻ tán thưởng:
– Ông Ba này, phải vậy chứ! Trâu chết để da, người ta chết để tiếng. Con lừa mẹ tròn còn vuông thì tôi biếu thêm một vò rượu nữa, đánh trống khua chiêng cho anh đăng quang.
Ba Phàn nói:
– Bà chị nói gì lạ vậy? Ai bảo con lừa nhà chị lấy giống nhà tôi? Vậy là khoán giống, khoán thu nhập, đã khoán thì khoán đến cùng! Lão đi quanh con lừa một vòng, lay lay cái chân con lừa con, lẩm bẩm:
– Bà thông gia lừa ơi, đây là vượt cạn, là qua Quỉ Môn Quan, bà ráng lên cho lão Ba này mở mày mở mặt!
Lão vỗ vỗ đầu con lừa, gọi to:
– Các cha, đem thừng và đòn gánh ra đây! Xốc nó dậy! Nằm không đẻ được!
Cha con Phúc Lộc nhìn bà Lã. Bà Lã nói cứ làm theo lời ông Ba. Cha con Phúc Lộc lấy thùng và đòn gánh ra. Ba Phàn luồn dây thừng dưới nách con lừa, thắt nút.
– Cậu sang phía bên kia- Ba Phàn bảo Thọ Hỉ.
Ba Phàn thử cái nút cho chắc, bảo Phúc Lộc lồng đòn qua. Từ hai phía, cha con Thọ Hỉ nâng hai đầu đòn. Ba Phàn bảo cúi xuống, đặt đòn gánh lên vai. Cha con Thọ Hi làm theo.
– Được rồi – Ba Phàn nó i- Cứ thế, đừng vội. Tôi bảo đứng lên hãy đứng. Có tí tẹo sức nào thì vận hết ra, thành công hay không là ở lúc này. Con lừa không để vậy được đâu! Bà chị, lại đây phụ tôi một tay, chớ để nó què.
Lão vòng ra phía đuôi con lừa, phủi tay, cầm lấy cây đèn trên cối xay bột, dốc dầu vào lòng bàn tay, xoa đều, rồi thổi phù một cái. Sau đó, lão thủ luồn tay vào cửa mình con lừa. Con lừa quẫy lung tung. Lão cho tay luồn sâu nữa, cổ lão gần chạm cái chân đỏ hỏn của con lừa con. Bà Lã nhìn không chớp, môi run lên. Tốt rồi – Ba Phàn giọng ồm ồm – Các bà, tôi hô một hai ba, đến ba thì đứng thẳng lên, đừng giở quẻ, đúng lúc mà sụm lưng là toi. Tốt, cổ lão chạm vào mông lừa, cánh tay lút sâu vào âm đạo như đang tìm kiếm đồ vật rơi trong đó. Một, hai, ba nào! Cha con nhà Thượng Quan hè lên một tiếng biểu thị một sức mạnh hi hữu, rồi cùng đứng lên. Theo đà đó, con lừa được xoay mình lại, hai chân trước co lên, cổ vươn ra, hai chân sau cũng được xoay lại, gập nếp dưới thân lừa. Cùng với thân con lừa xoay chuyển, Ba Phàn gần như nằm dài dưới đất. Không trông thấy mặt lão, chỉ nghe tiếng lão quát, nâng lên, lên chút nữa. Cha con nhà Thượng Quan cố nhón gót nâng con lừa lên cao hơn. Bà Lã chui xuống dùng lưng đỡ dưới bụng lừa. Con lừa hộc lên một tiếng, đứng dậy. Cùng lúc ấy, một vật to, bóng nhẫy, vọt ra từ cửa mình con lừa, cùng với máu và nước ối dính nhơm nhớp, đầu tiên là rơi vào lòng Ba Phàn, rồi sau đó tưới ra mặt đất.
Ba Phàn móc nhớt rãi cho con lừa con, dùng dao cắt rốn, thắt thành một cái nút, rồi bế còn lừa ra chỗ sạch. Lau nhớt trên mình lừa bằng miếng vải khô. Bà Lã nước mắt lưng tròng, lẩm bẩm:
– Cảm tạ trời đất, cảm ơn Ba Phàn! Cảm tạ trời đất, cảm ơn Ba Phàn
Con lừa con run rẩy đứng lên lại ngã xuống. Lông nó mượt như tơ, môi đỏ sẫm như cánh hồng nhung. Ba Phàn dìu con lừa dậy, khen:
– Khá đấy, đúng là giống nhà ta, ngựa là của ta, chú nhóc ạ, chú là cháu ta, ta là ông nội của chú (*). Bà chị ơi, nấu cho con dâu tôi một tí cháo. Nó đã cho ta một sinh mạng rồi!
(* Ngựa phối giống với lừa, đẻ ra la Người dịch)
7
Lai Đệ dắt một cô em gái vừa chạy được mấy chục bước chân thì nghe trên trời có tiếng rít như xé vải. Cô ngửng lên xem con chim nào có tiếng kêu quái gở đó. Một tiếng nổ long trời lở đất vang lên sau lưng, ở giữa dòng nước. Tai cô ù đi, mắt nảy đom đóm. Một con cá trê rách bươm văng đến trước mặt, vài vệt máu tươi vuơng trên đầu con cá màu vàng xỉn, cặp râu dài rung rung, ruột vắt lên lưng. Rơi cùng với con cá trê, là một cột nước đục ngầu, nóng hổi hổi, đổ ụp xuống đầu làm cô ướt đẫm. Cô mụ người đi, ngoảnh lại nhìn các em như mơ ngủ, các em cũng đờ đẫn nhìn cô. Cô trông thấy một nắm cỏ nước nhão nhoét như ợ ra từ miệng trâu, bám trên tóc Niệm Đệ. Trên má Tưởng Đệ dính bảy tám vẩy cá màu bạc. Giữa lòng sông, cách các cô mười mấy bước, từng cuộn khói đen là là mặt nước, một cái xoáy khổng lồ, những giọt nước nóng bỏng tung lên trời, lả tả rơi xuống. Một làn khói trắng mỏng lan khắp. Cô ngửi thấy (các em cô cũng ngửi thấy, vì cánh mũi chúng phập phồng) mùi thuốc súng nồng nặc. Cô cố phán đoán tình hình, tuy không rõ ràng, nhưng một cảm giác không an toàn đang len lỏi trong cô. Cô định kêu lên, nhưng nước mắt đã ứa ra. Sao mình lại khóc nhỉ! Cô nghĩ. Cô không khóc, nhưng vì sao lại có nước mắt? Đầu óc rối tinh như mớ bòng bong, tất cả, cây cầu rực sáng, dòng sông sôi sùng sục, những bụi tầm ma dày đặc, những con chim én hốt hoảng, các em gái đứng ngây như phỗng… tất cả quyện vào nhau, mờ mờ ảo ảo. Cô trông thấy đứa em nhỏ nhất nhếch miệng ra, mắt nhắm tịt, hai dòng nước mắt trên má. Trong không trung, tiếng rì rào lan xa như tiếng vỏ đậu khô phơi dưới nắng. Có một bí mật ẩn sau những bụi cây thấp lè tè trên sườn đê, sột soạt, như có đàn thú nhỏ đang ẩn. Những người đàn ông trong bụi cây im hơi lặng tiếng, những cành cây nhỏ vẫn thản nhiên chĩa lên trời, lá tròn như đồng tiền rung rinh. Có đúng là họ đang nấp trong đó không? Họ làm gì ở trong ấy? Cô suy đoán một cách khó khăn, bỗng nghe thấy một giọng như cố kìm lại, từ rất xa vẳng tới:
– Nằm xuống các em ơi! Các em ơi, nằm xuống!…
Cô đưa mắt sục sạo mong tìm ra nơi phát ra tiếng gọi trên, trong đầu như có con cua đang bò, đau buốt đến không chịu nổi. Cô trông thấy một vật đen sì từ trên trời rơi xuống. Lòng sông chỗ gần cầu từ từ dựng lên một cột nước đường kính bằng thân con trâu. Lên cao đến ngang mặt đê, cột nước nở ra rồi trút xuống, trông giống một cây thùy liễu. Tiếp theo, xộc vào mũi cô, là mùi thuốc súng, mùi bùn, mùi tôm cá. Tai cô ù lên, không nghe thấy gì cả, nhưng hình như cô nghe được một tiếng trầm đục lan ra tứ phía.
Lại một vật đen sì nữa rơi xuống lòng sông, một cột nước lại dựng lên. Một mảnh màu xanh, cạnh cuốn lên lởm chởm như răng chó, cắm xuống đất bãi. Cô cúi nhặt, đầu ngón tay bỗng tỏa khói nhẹ, cảm giác đau rát lập tức chạy khắp cơ thể. Đột nhiên cô lại nghe thấy tiếng ồn, hình như cảm giác đau rát là từ trong tai chui ra, đẩy lỗ tai đang bị nút chặt mà chui ra. Nước sông sôi sùng sục, hơi nuộc mịt mù. Tiếng nổ vang rền, lan xa.
Trong sáu chị em thì ba đứa ngoác miệng ra gào, ba đứa kia bịt chặt tai, nằm sấp, mông đít vổng lên, chẳng khác nào chim đà điểu rúc đầu trong cát khi gặp nguy hiểm.
– Em ơi! – Cô lại nghe thấy tiếng gọi rất to từ trong bụi cây – Nằm xuống mau! Nằm xuống, bò lại đây!…
Cô bò trên mặt đất để tìm người vừa gọi. Cuối cùng thì cô đã thấy: trong bụi cây, người đàn ông lạ mặt răng trắng mặt đen đang vẫy cô:
– Bò lại đây mau!
Đầu óc mụ mị của cô bỗng lóe sáng. Cô nghe thấy tiếng ngựa hí, ngoái lại, cô thấy một con ngựa nhỏ màu vàng kim, cái bờm đỏ như lửa dựng ngược, từ phía nam chạy lên đầu cầu. Con ngựa xinh đẹp không đeo rọ mõm, thuộc loại choai choai, chưa đến tuổi trưởng thành, ngạo nước, nhanh nhẹn, đầy sức sống. Đó là con ngựa của nhà Phúc Sinh Đường, con của con ngựa giống Đông Dương nhà Ba Phàn. Ba Phàn yêu con ngựa giống như con. Con ngựa màu vàng kim này chính là cháu đích tôn của lão. Cô biết và rất thích con ngựa choai này, nó thường chạy qua ngõ nhà cô, khiến bọn chó nhà Tôn Đại Cô tức điên lên. Con ngựa chạy đến giữa cầu bỗng dùng lại, hình như đống củi trên cầu chặn mất lối đi và cũng hình như đầu váng mắt hoa vì rượu đổ trên cầu. Nó ngoẹo đầu, chăm chú nhìn đống củi. Nó đang suy nghĩ. Nó nghĩ.
Lại có tiếng rít trên không, ánh chớp lóa mắt nở bung trên cầu, một đám lửa bùng lên một tiếng nổ như từ nơi rất cao rất xa dội lại. Cô trông thấy con ngựa nhỏ bị tan xác, một cái cẳng chín tái, dính đầy lông văng tới bụi tầm ma, một dịch thể vừa cay vừa chua trào lên cổ khiến cô muốn nôn ọe. Cô chợt hiểu ra. Nhìn cái cẳng ngựa, cô nhìn thấy chết chóc. Một nỗi sợ ập đến, cô bủn rủn chân tay, răng va vào nhau lập cập. Cô vụt dậy, lôi các em vào bụi.
Sáu đứa em vây chặt xung quanh cô như sáu tép tỏi bám quanh củ tỏi. Cô nghe thấy cách đây không xa, giọng nói quen thuộc đang gào lên điều gì đó, nhưng đã bị dòng sông sôi ùng ục át mất.
Cô ôm chặt đứa em nhỏ nhất, cảm thấy mặt nó nóng bừng. Mặt sông tạm thời yên tĩnh, khói trắng tan dần. Lại có tiếng rú rít trên trời, kéo theo một vệt sáng, vọt qua con đê Thuồng Luồng nổ trong thôn, tiếng ùng oang vang rền như sấm. Từ trong thôn vẳng lại tiếng phụ nữ la khóc, tiếng đổ vỡ của những vật nặng. Bên kia bờ đê không một bóng người, chỉ trơ trụi một cây hòe cổ thụ.
Phía dưới, dọc theo bờ sông, là một hàng liễu rủ. Những quái vật đáng sợ đó từ đâu mà ra nhỉ? Cô nghĩ. Chà chà! Tiếng kêu làm đứt đoạn dòng suy tưởng của cô. Qua kẽ lá cô nhìn thấy ông Hai nhà Phúc Sinh Động cưỡi xe đạp IFA phóng lên cầu. Ông ta lên cầu làm gì nhỉ? Chắc chăn là vì con ngựa, cô nghĩ. Nhưng Tư Mã Khố tay dắt xe, tay kia cầm bó đuốc cháy rừng rực, rõ ràng không phải vì con ngựa. Con ngựa nhà ông ta xương thịt tung tóe, máu nhuốm đầu cầu, đỏ cả nước sông. Tư Mã Khố vội xuống xe, ném bó đuốc vào đống củi đã tẩm đẫm rượu, ngọn lửa xanh bùng lên và lan ra rất nhanh. Tư Mã Khố quay xe, không kịp nhảy lên, dắt xe chạy trở lại. Đám lửa xanh đuổi theo sau. Tư Mã Khố luôn miệng kêu chà chà, rất kỳ quặc. Một tiếng nổ đanh, chiếc mũ cói rộng vành trên đầu Tư Mã Khố bay vọt lên như một con chim, xoay tròn rồi rơi xuống nước. Ông ta quẳng xe, ngã dúi rồi bò lổm ngổm trên cầu như chó. Tằng tằng tằng, súng nổ ran như pháo tép. Tư Mã Khố miết bụng trên cầu trườn xuống như con thằn lằn, chỉ một thoáng đã mất dạng. Cây cầu cháy đùng đùng, toàn lửa xanh, cao nhất là ngọn lửa ở giữa, không có khói. Mặt sông cũng biến thành màu xanh. Luồng hơi nóng bỏng ập tới nghẹt thở, mũi khô rát, ào ào như gió. Những cành tầm ma ướt sũng như đổ mồ hôi, lá quăn lại, héo quắt Lúc này cô nghe rõ tiếng chùi của Tư Mã Khố:
– Đ. chị thằng Nhật! Mày qua được Lư Câu Kiều, nhưng không qua nổi cái cầu lửa này! Rồi Tư Mã Khố cười lớn:
– Ha ha ha.. ha ha ha.
Tiếng cười chưa dứt, phía đê bên kia sông đã trông thấy những cái đầu lô nhô đội mũ vàng, tiếp đó là nửa người trên và đầu ngựa. Rồi mấy chục người cưỡi những con ngụa cao lớn đứng đây mặt đê. Tuy khoảng cách có đến vài trăm mét, nhưng cô thấy ngựa của bọn Nhật cao lớn chẳng kém con ngựa giống Đông Dương của nhà Ba Phàn. Nhật, giặc Nhật tới rồi. Thế là bọn Nhật đến thật rồi!… Quân kỵ Nhật thúc ngựa xuống dốc đê. Mấy chục con ngựa chen nhau lội xuống dòng sông. Cô nghe thấy bọn chúng quát tháo. Ngựa ùn xuống nước, hí vang. Nước ngập chân ngựa, mấp mé bụng dưới. Quân Nhật ngồi thẳng trên yên, mặt hơi ngửa lên. Mặt nước phản quang trên những khuôn mặt sáng tối lốm đốm, không phân biệt được mắt và mũi. Ngựa vươn cổ như dình phi nước đại nhưng không thể. Chúng lội nước một cách khó nhọc. Sóng vờn dưới bụng ngựa, Lai Đệ có cảm giác đó là những tia lửa nhỏ, khiến chúng càng vươn dài cổ ra, rùng mình liên tục; nửa dưới đuôi thả trong dòng nước. Bọn lính nhấp nhô trên mình ngựa. Chúng dùng cả hai tay giữ dây cương, chân duỗi thẳng trên bàn đạp, triển khai đội hình theo tuyến tán binh. Cô trông thấy con ngựa hồng cao lớn chợt khựng lại giữa sông, dỏng đuôi ị một bãi. Tên lính Nhật sốt ruột, thúc gót giày vào bụng ngựa.Con ngựa vẫn đứng yên, đầu lắc mạnh, hàm thiết kêu lách cách.
– Đánh đi, anh em ơi!
Từ lùm cây bên trái có tiếng hô to, tiếp đó là một tiếng nổ đùng đục như đập mẹt. Rồi tiếng súng rộ lên, to có nhỏ có, lúc thưa, lúc mau. Một cục đen sì bốc khói trắng rơi xuống sông, nổ đánh ầm, dựng lên một cột nước. Tên lính Nhật cưỡi ngựa hồng bóng dưới lên một cái rất kỳ quặc rồi bật ngửa, hai tay chới với, một dòng máu đen vọt ra khỏi ngực bắn lên đầu ngựa, bắn cả xuống mặt nước. Con ngựa hồng chồm lên, lộ hẳn hai vó trước và cái ức to khỏe, bóng loáng. Khi con ngựa hạ vó xuống, nước bắn tung tóe, tên lính Nhật đã nằm ngửa, đầu gối lên mông ngựa. Tên lính ngồi trên lưng con ngựa ô nhào xuống sông. Tên cưỡi trên lưng con màu xám thì gục trên cổ ngựa, hai tay buông thõng, cái đầu đã bay mất mũ ngất ngưỡng, máu rỉ ra từ tai, rớt xuống nước từng giọt. Trên sông cực kỳ hỗn loạn. Những tên khác cúi rạp, chân kẹp chặt bụng ngựa, bắn như đổ đạn vào các lùm cây trên thân đê. Những con ngựa thở phì phì, ướt như chuột lột, xông lên bãi, dưới bụng tong tỏng nước, vó bám đầy bùn đỏ, lông đuôi dài lê thê, lấp lánh như những sợi kim tuyến.
Một con ngựa đốm có ngôi sao trên trán, cùng tên lính Nhật mặt mày nhợt nhạt, xông lên đê. Tên Nhật nhíu mày, răng nghiến chặt, tay trái vỗ mông ngựa, tay phải khua thanh trường kiếm, xông tới bụi tầm ma. Lai Đệ trông rõ mồn một những giọt mồ hôi trên sống mũi hẳn, những soi lông mi rất thô của con ngựa đốm, nghe rõ tiếng thở phì phì từ lỗ mũi con ngựa, ngửi thấy mùi mồ hôi ngựa. Đột nhiên, trán con ngựa bốc khói. Nó cố vùng vẫy bốn vó đã tê dại, những nếp nhăn chạy rùng rùng trên mình. Con ngựa giật giật bốn chân mềm nhũn, tên lính không kịp nhảy ra, ngã xuống bên bụi tầm ma.
Đội kỵ binh Nhật chạy men theo bãi về phía đông, nơi chị em Lai Đệ để giày, gò cương, xông qua những bụi tầm ma lên đê. Cô không trông thấy đội kỵ binh Nhật nữa. Cô trông thấy con ngựa đốm chết trên bãi, đầu đầy máu và bùn, một con mắt màu xanh mở to, đau đớn nhìn lên bầu trời xanh ngắt. Nửa người tên lính Nhật bị đè dưới bụng ngựa. Hắn nằm sấp, đầu ngoẹo sang một bên, một cánh tay trắng bệch tưởng như không còn một giọt máu, thò xuống nước, làm như đang vớt vật gì đó. Buổi sớm, bãi sông phẳng và bóng loáng bị vó ngựa dẫm nát. Giữa dòng, con ngựa bạch nằm chết, nước sông đẩy cái xác lăn tròn, nhích từng tí một. Khi cái xác ngửa bụng lên, bốn vó với những cái móng to tướng giơ thẳng lên trời khiến người kinh hãi. Chỉ chớp mắt, nước sông đục ngầu, chân ngựa lại chìm xuống nước, rồi lại chổng vó lên trời. Con ngựa hồng, con ngựa đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong Lai Đệ, trôi theo dòng nước cùng với thi thể của kỵ sĩ, rất xa vê phía dưới. Lai Đệ nghĩ, rất có thể con ngựa này đi tìm con ngựa giống nhà Ba Phàn. Cô quả quyết con ngựa hồng là ngựa cái, là vợ con ngựa giống của nhà Ba Phàn, vì hoàn cảnh ly tán mà xa nhau.
Lửa trên cầu vẫn cháy rừng rực. Đống củi giữa cầu lửa vàng khói trắng cuồn cuộn bốc lên. Cây cầu oằn mình, thở ra những tiếng phì phì, phát ra những lời rên rỉ. Cô thấy chiếc cầu đã biến thành một con rồng lửa, quằn quại, đau đớn, khát vọng bay lên, nhưng cái đuôi hình như đã bị ghìm chặt. Ôi chiếc cầu đáng thương. Không khí sặc mùi thuốc súng, mùi tanh của máu và bùn, đặc quánh. Cô cảm thấy lồng ngực như sắp nổ tung bất cứ lúc nào. Nguy hiểm hơn, những cành tầm ma bị sức nóng làm cho chảy nhựa, chỉ một đốm lửa theo luồng khí nóng dưa tới, là có thể bùng cháy. Cô bế Cầu Đệ, hạ giọng gọi các em, chui ra khỏi bụi tầm ma. Đến mặt đê, cô kiểm lại, các em cô đều đã lên đủ. Đứa nào cũng mặt mày đen nhẻm, chân không giày, mắt nhớn nhác, tai đỏ ửng. Cô kéo các em lăn xuống chân đê, bỏ chạy. Trước mặt là bãi đất hoang, nghe nói xưa kia là nhà của người đàn bà thuộc dân tộc Hồi, nay bị che khuất bởi những bụi tầm ma và cây chó đẻ. Rúc vào một bụi tầm ma, cô cảm thấy chân tay mềm nhũn như nặn bằng bột, chân mỏi dừ. Các em chạy liêu xiêu, luôn miệng gào khóc. Chị em ôm chặt nhau trong bụi tầm ma, các em rúc vào lòng chị. Cô ngẩng lên, lo lắng nhìn ngọn lửa cháy rực trên đê.
Đầu tiên là những người mặc áo xanh mà cô đã từng trông thấy, chui ra khỏi đám lửa chẳng khác những hồn ma. Lửa bén trên người họ. Cô nghe một giọng quen thuộc hét to:
– Nằm xuống mà lăn! Rồi anh ta lăn từ trên đê xuống. Hơn mười quả cầu lửa cùng lăn theo. Lửa tắt, tóc tai đều bốc khói. Những bộ quần áo vốn cùng màu xanh với lá tầm ma hoàn toàn thay đổi màu sắc, và chỉ còn là những mảnh vải đen nhẻm dán chặt trên người họ. Một người không chịu lăn, cháy như một cây đuốc, vừa kêu gào vừa chạy. Bên bụi tầm ma mà bọn Lai Đệ đang nấp, có một hố bùn mọc đầy cỏ dại và cây khoai nước, dọc màu phớt đỏ, lá to bản đầy phấn trắng. Người kia nhảy đại xuống hố. Bùn nước bắn tung tóe, những con nhái nhảy loạn xạ. Những con bướm đang đẻ trứng trên lá khoai nước cất cánh bay vội vã, màu kim nhũ trên cánh sáng lấp lóa như bị mặt trời nung chảy.
Lửa đã tắt trên người, những bùn bám đen nhẻm từ đầu đến chân, một con giun đất bám trên má, không còn phân biệt mắt mũi, cô chỉ còn trông thấy cái miệng của người đó. Anh ta đau quá, kêu to:
– Con đau quá, mẹ ơi!
Một con trạch từ miệng anh ta chui ra rơi xuống bùn rồi rúc luôn xuống đáy, mùi hôi thối kinh niên xông lên.
Những người đã dập tắt lửa thì nằm bò ra đất mà rên rỉ, chửi bới, súng ống gậy gộc đều quẳng trên mặt đất, chỉ riêng người có bộ mặt xương xương đen nhẻm thì vẫn cầm khẩu súng lục. Anh ta kêu lên:
– Anh em ơi, tản ra mau! Bọn Nhật sắp tới!
Những người bị thương hầu như không nghe thấy tiếng anh ta. Họ vẫn phủ phục như cũ. Có hai người run rẩy đứng lên nhưng loạng choạng đi được vài bước, lại ngã lăn ra.
– Anh em ơi! Tản ra mau!
Người kia lại gọi rồi đá vào mông người nằm bên cạnh. Người đó trườn lên mấy bước rồi cố quì dậy, vừa khóc vừa nói:
– Tư lệnh ơi, mắt tôi không trông thấy gì nữa!
Cuối cùng thì cô cũng biết người mặt đen là Tư lệnh. Người đó kêu lên, đau xót:
– Anh em ơi, tôi làm hại anh em rồi!…
Cô trông thấy trên mặt đê cao cao phía đông, mấy chục con ngựa Nhật to lớn chở những tên lính Nhật xếp thành hai trung đội vận động tới như hai dòng nước. Tuy trên đê khói lửa ngất trời, nhưng đội kỵ mã Nhật hàng ngũ tề chỉnh, ngựa cúi đầu chạy nước kiệu, nối đuôi nhau chạy đến ngang tầm ngõ nhà họ Trần thì con ngựa đi đầu rẽ xuống, những con sau bám sát, nhằm bãi trống ngoài đê chạy tới (chỗ này là sân phơi của nhà họ Mã, đất nện, bằng phẳng). Đến đây thì chúng chuyển sang nước đại, chạy theo một hàng dọc. Bọn lính Nhật nhất tề rút kiếm ra, vừa gào thét vừa thúc ngựa xông tới
Viên Tư lệnh giơ súng lên bắn bừa một phát. Đầu nòng súng tóa ra một cụm khói nhỏ. Rồi, chân cà nhắc, anh ta loạng choạng chạy tới chỗ chị em La Đệ nấp. Một con ngựa to lớn màu hoàng hạnh lướt qua. Tên lính Nhật trên yên nghiêng người, vung kiếm nhằm vào đầu anh ta mà chém. Anh vội nằm sấp, đầu còn nhưng bả vai bị phạt mất một miếng bằng bàn tay. Miếng thịt văng ra đất co giật chẳng khác con ếch đã bị lột da. Viên Tư lệnh rú lên một tiếng đau đớn, nhổm lên; lộn mấy vòng rồi gục dưới gốc cây dẻ, nằm im như chết. Tên lính Nhật quay ngựa lại, nhằm người thanh niên cao lớn vừa chống đại đao nhổm dậy xông tới. Người thanh niên lộ vẻ kinh hoàng, giơ đao lên chống đỡ một cách yếu ớt, hình như anh ta định chém đầu con ngựa, nhưng con ngựa đã chồm hai vó trước, dùng ức hất ngã anh ta. Tên lính Nhật cúi xuống bổ một nhát, đầu anh ta bị chém làm hai mảnh. óc phọt ra bắn cả lên quần tên Nhật. Chỉ trong chớp mắt, mấy chục người chạy thoát từ trên đê xuống, đã yên nghỉ vĩnh viễn. Bọn lính Nhật cho ngựa dẫm nát thân thể họ.
Lúc này, lại có một toán kỵ binh từ rùng thông phía tây làng phóng tới, theo sau là một đám đông mặc quần áo màu vàng. Hai cánh quân gặp nhau rồi tiến vào thôn theo con đường bắc nam. Đám bộ binh đầu đội mũ sắt, khênh những chiếc nòng pháo đen bóng, ùa vào thôn như một bầy ong.
Đám cháy trên đê đã tắt, chỉ còn những cột khói bốc lên trời. Cô trông thấy trên đê một màu đen như sơn và ngửi thấy mùi thơm của những cây tầm ma bị lửa thiêu. Từng đàn ruồi nhặng như từ trên trời rơi xuống, dậu trên những xác người bị vó ngựa dẫm nát, trên những đám máu đọng, trên các tán lá và cả trên người viên Tư lệnh. Trước mắt cô chỉ toàn ruồi là ruồi.
Mắt mờ đi, mi mắt nặng trĩu, hình như cô nhìn thấy một cảnh tượng quái gở mà cô chua bao giờ được thấy: những cẳng ngựa đứt lìa nhảy nhót, những đầu ngựa bị dao dâm ngập, những đàn ông trần truồng, hai chân kẹp cái roi cặc ngựa, những đầu người lăn lông lốc, vừa lăn vừa kêu cục cục như gà mái đẻ, lại có cả những con cá nhỏ có chân nhảy nhót bên bụi tầm ma. Cô kinh hoảng khi thấy viên Tư lệnh – người mà cô tưởng đã chết, từ từ ngồi dậy, lết bằng hai gối đến chỗ miếng thịt bị chém văng dưới đất, nhặt nó lên gắn vào vết thương, nhưng miếng thịt lại nhảy xuống đất, rúc vào bụi cây. Viên Tư lệnh vồ lấy miếng thịt, quật cho nó chết hẳn, rồi rút một mảnh vải trên người băng vào vết thương.
8
Tiếng ồn ào trong sân khiến chị Lỗ tỉnh lại. Chị tuyệt vọng nhìn cái bụng vẫn căng phồng như cũ và đám máu tươi thấm đẫm nửa bên giường.
Sọt đất mà mẹ chồng đem về đã biến thành bùn nhão trộn bằng máu. Từ trạng thái mông lung, chị chợt tỉnh. Chị trông thấy một con dợi cánh màu phấn hồng bay lượn giữa các cột kèo. Một khuôn mặt xám ngoét hiện dần ra trên tường. Đó là khuôn mặt một đứa bé trai đã chết. Cơn đau xé ruột xé gan đã dịu đi. Chị sững sờ khi nhìn thấy giữa hai đùi là một bàn chân nhỏ xíu với những móng chân sáng loáng. Thế là hết, chị nghĩ, cuộc đời mình đến đây là kết thúc. Nghĩ đến cái chết, chị cảm thấy vô cùng đau khổ. Chị hốt hoảng thấy mình bị nhét vào quan tài bằng ván mỏng, mẹ chồng cau mày, mặt sa sẩm không nói gì, chỉ có bảy đứa con gái vây quanh quan tài mà khóc…
Giọng như lệnh vỡ của mẹ chồng át cả tiếng kêu khóc của bọn con gái. Chị mở mắt, ảo giác tan đi, cửa sổ trông rõ mồn một, sáng rực. Mùi thơm nồng của hoa hòe từng đợt ùa vào phòng, một con ong mật đập vào giấy dán cửa sổ bồm bộp. Ba Phàn, đừng rửa tay vội! Chị nghe tiếng mẹ chồng nói vậy: – Cô con dâu quí hóa của tôi vẫn chưa đẻ được, và cũng mới ra được một chân.
– Bà chị ơi, chị chỉ nói lung tung, miệng như tép nhảy, Ba Phàn tôi là bác sĩ của lừa, ngựa, làm sao có thể đỡ đẻ cho người?
– Người và vật thì có khác gì nhau!
– Bà chị đừng dài dòng văn tự nữa, cho tôi ít nước rửa tay. Bà chị, đừng ngại mất công, phải mời Tôn Đại Cô đến thôi!
Mẹ chồng gầm lên như sấm:
– Chẳng lẽ anh không biết tôi và Tôn Đại Cô không ưa nhau? Năm ngoái mụ ta bắt trộm của tôi một con gà mái tơ.
Ba Phàn nói:
– Tùy bà chị, con dâu chị đẻ chứ có phải vợ tôi đẻ đâu? Bà nội ơi, vợ tôi còn trong bụng mẹ vợ, chưa chào đời. Bà chị đừng quên rượu và thủ lợn nhé! Tôi đã cứu hai sinh mạng của nhà bà chị đấy!
Bộ mặt mẹ chồng trở nên rầu rĩ:
– Ba Phàn, giúp tôi một tí nào, người xưa có câu, làm ơn nên oán, ai tránh được. Vả lại, súng nổ đùng đùng ngoài kia, lỡ gặp bọn Nhật thì sao?
– Đừng nói nữa! – Ba Phàn nói, bán anh em xa mua láng giềng gần. Hôm nay tôi phá lệ. Nói dại, tuy người và súc vật giống nhau, nhưng rốt cuộc sống chết có số của nó…
Chị nghe có tiếng chân lạo xạo tới gần, xen lẫn là tiếng hắt hơi rõ kêu. Chẳng lẽ bố chồng, chồng và lão Ba Phàn mặt trơ trán bóng vào buồng của người đẻ, mục kích thân thể lõa lồ của mình. Chị cảm thấy uất hận và nhục nhã, mắt mờ đi như phủ một lớp sương mù. Chị định ngồi dậy tìm quần áo che thân, nhưng cơ thể chị như lọt xuống hố, không động cựa được chút nào. Trong thôn vọng lại một tiếng nổ lớn, xen kẽ trong đó là tiếng rào rào quen thuộc và đặc sệt như hằng hà sa số những con thú nhỏ đang bò, như rất nhiều hàm răng đang nhai trèo trẹo… Tiếng gì mà nghe quen thuộc thế nhỉ? Chị vắt óc suy nghĩ. Một tia sáng chợt lóe lên rỏi nở bùng trong đầu. Chị trông thấy đàn châu chấu màu vàng xỉn che khuất cả mặt trời ào tới như nước lũ. Chúng ăn sạch lá cây, gặm cả vỏ cây liễu. Tiếng gặm đáng sợ của đàn châu chấu như khoan vào lỗ tai, vào xương tủy. Chị rụng rời: Lại xảy ra dịch châu chấu rồi! Và chị rơi vào một trạng thái tuyệt vọng. Trời ơi! hãy cho tôi chết đi, tôi chịu đựng hết nổi rồi…. Chúa ơi, Đức Mẹ ơi, hãy tưới nhuần mưa móc, hãy cứu vớt linh hồn chúng con!… Trong cơn tuyệt vọng, chị ra sức cầu nguyện, viện dẫn cả đức tối cao của phương Đông lẫn phương Tây, nỗi đau của tâm linh và nhục thể được vợi nhẹ rất nhiều. Chị nghĩ đến ông mục sư tóc đỏ mắt xanh thân thiết như cha anh.
Tại bãi cỏ xuân lần ấy, ông nói rằng ông Trời của Trung Quốc và Đức Chúa của phương Tây là một, như cánh tay với bàn tay, như sen trăng với sen đỏ, như – chị đỏ mặt – chim của trẻ con với cái ấy của người lớn. Ông đứng trong rừng cây hòe, cái ấy cương lên, ngật ngưỡng… Ông vẫy chị, hoa hòe trắng nở rộ, hoa hòe đỏ nở rộ, hoa hòe vàng nở rộ trên cây, từng cụm, từng cụm, những cánh hoa bay lượn, mùi hương nồng khiến người ta say như say rượu. Chị cảm thấy mình đang bay như một cụm mây, như một chiếc lông. Chị vô cùng xúc động trước khuôn mặt tươi tắn vừa trang nghiêm vừa thánh thiện, vừa thân thiện lại vừa hiền từ của ông mục sư. Chị nhắm mắt lại, nước mắt ứa ra theo vết nhăn rơi xuống lỗ tai. Mẹ chồng gần như thì thầm:
– Mẹ con Lai Đệ này! Mày làm sao thế hả? Con ơi, hãy vững vàng lên, con lừa nhà ta đã đẻ một con la xinh xẻo rồi. Con phải đẻ một thằng cu vậy là thỏa mãn lắm rồi! Con ơi, giấu cha giấu mẹ nhưng không giấu được thầy thuốc, đỡ đẻ thì không phân biệt đàn ông đàn bà, ta đã mời ông Ba Phàn đến cho con…
Những lời từ tốn của mẹ chồng khiến chị rất xúc động. Chị mở mắt, ngó khuôn mặt ngăm đen của mẹ chồng, khẽ gật. Mẹ chồng vẫy ra phòng ngoài gọi: Anh Ba, vào đây. Ba Phàn mặt câng câng, làm ra vẻ trang trọng, bước vào. Mắt lão đảo lia lịa, ra điều trông thấy một chuyện đáng sợ, mặt tái đi, không còn một giọt máu.
– Bà chị ơi… Ba Phàn nói nhỏ – xin chị giơ cao đánh sẽ, có giết chết thì Ba Phàn cũng không làm nổi việc này.
Lão vừa nói vừa đi giật lùi, vừa nhìn thấy thân thề chị Lỗ liền vội vàng đưa mắt nhìn chỗ khác. Bước qua ngưỡng cửa, lão đụng phải Thọ Hỉ đang thò đầu ngó vào trong buồng. Lão ngán ngẩm nhìn khuôn mặt gầy guộc của người chồng và vẻ sợ hãi của anh ta. Bà Lã vội đuổi theo Ba Phàn. Chị nghe tiếng bà gọi to:
– Ba Phàn, đồ chó đẻ!
Nhân lúc chồng lại ló đầu nhìn vào, chị cố giơ tay vẫy một câu nói khô khan buột ra từ miệng chị. Chị không tin là mình lại có thể nói như thế.
– Đồ chó đẻ, lại đây!
Chị đã tới mức dửng dưng đối với chồng, không thù không oán, vậy chị còn chửi để làm gì? Chửi là đồ chó đẻ, thực tế là chửi mẹ chồng, mẹ chồng là chó, con chó già! Chó già, chó già đừng cắn bậy, cắn bậy thì sẽ được ăn gậy? Chị nhớ lại câu chuyện xa xưa về chàng rể ngốc và bà mẹ vợ mà chị được nghe cách đây hai mươi năm.
Đó là cái năm mưa nhiều và nóng như đổ lửa, vùng Cao Mật vừa được khai phá, dân cư thưa thớt, bà dì của chị là người sớm nhất đến lập nghiệp. Ông chú dượng họ Vu thân hình cao lớn, người ta tặng cho chú biệt hiệu Vu Hộ pháp, nắm tay của chú to bằng hai vó ngựa gộp lại, một cú đấm chết tươi con la. Chú mê đánh bạc, đầu ngón tay dính đầy những gỉ đồng… Trong cuộc mít tinh phản đối tục bó chân, chị lọt vào mắt xanh của bà Lã…
– Mình gọi tôi hả? Chị trông thấy Thọ Hỉ đứng ở đầu giường, mắt thì nhìn ra cửa sổ, ngượng ngập.
– Mình gọi tôi có việc gì?
Chị nhìn con người đã chung sống với mình hai mươi năm mà hối hận. Hoa hòe ngút tầm mắt, dập dềnh như sóng biển… Chị nói như một hơi thở:
– Đứa này… không phải con anh!
Thọ Hỉ khóc tấm tức:
– Mẹ nó ơi! Mẹ nó đừng chết! Để tôi đi mời Tôn Đại Cô
– Đừng? – Chị năn nỉ – Anh mời mục sư Malôa hộ tôi!
Ngoài sân, bà Lã lòng như dao cắt lấy ra gói giấy đầu, mở từng lớp để lộ ra đóng bạc trắng. Bà nhón tay cầm đồng tiền lên, khóe miệng run dễ sợ, mắt ngầu đỏ. Nắng dọi trên mái tóc đã bạc trăng. Một làn khói đen từ đâu ùa tới, không khí nóng bỏng. Phía bắc, sông Thuồng Luồng có tiếng ồn ào như chợ vỡ, đạn bay chíu chíu trên trời. Bà Lã nói như khóc:
– Anh Ba, lẽ nào anh thấy người chết mà không cứu? Thật là độc như nọc ong, dã tâm như người tình hụt. Người ta có câu: Có tiền mua tiên cũng được!. Đồng tiền này liền kề da thịt tôi đã hai mươi năm. Tôi biếu nó cho anh, hãy cứu con dâu tôi!
Bà ấn đồng tiền vào tay Ba Phàn. Ba Phàn vội hất ra như đụng phải miếng sắt đỏ. Khuôn mặt bóng nhẫy của lão đẫy mô hôi, má giật giật, mặt méo xệch. Lão vắt túi thuốc lên vai, nói to:
– Bà chị hãy tha cho tôi, tôi van chị đấy!
Ba Phàn chưa chạy ra đến cổng đã thấy Phúc Lộc chạy vào, trên người không mặc áo, giày chỉ còn một chiếc, ngực vấy bẩn đen như đầu bôi trục xe, chẳng khác một vết thương to tướng thối rữa. Lão ở đâu về thế nhỉ? Đồ chết tiệt, bà Lã giận dữ cất tiếng chửi.
– Ông anh, ngoài ấy có chuyện gì thế?
Ba Phàn sốt ruột hỏi. Phúc Lộc không để ý câu chửi của vợ, cũng không trả lời câu hỏi của Ba Phàn. Lão nở một nụ cười rất ngớ ngẩn, trong miệng phát ra những tiếng bập bập chẳng khác gà mổ thóc trong máng. Bà Lã nắm lấy cằm của chồng mà lắc, khiến miệng Phúc Lộc lúc chành ra lúc chúm lại, mép sùi bọt trắng. Lão ho, khạc nhổ rồi cũng trấn tĩnh lại.
– Bố nó, ngoài ấy có chuyện gì hả?
Lão buồn rầu nhìn vợ, nhếch miệng khóc:
– Kỵ binh Nhật đã tràn vào nội đê rồi!
Tiếng vó ngựa nặng nề dội tới người trong sân đứng như trời trồng. Những con chim khách đuôi trắng mình xám bay qua sân. Những tấm kính màu trên lầu chuông nhà thờ vỡ vụn không thành tiếng, những mảnh vỡ lấp lánh. Kính vỡ rồi mới nghe thấy một tiếng nổ đanh, rồi lạo xạo lan xa chẳng khác một cỗ xe chở nặng trên đường. Một luồng khí áp xộc tới, quật ngã Ba Phàn và Phúc Lộc như những cây cao lương gặp bão. Bà Lã bị đẩy lùi dán lưng vào tường. Chiếc ống khói hình nấm trên mái nhà rớt xuống, lăn trên lối đi lát gạch vỡ.
Thọ Hỉ từ trong buồng chạy ra, khóc:
– Mẹ ơi, nó chết mất! Nó sắp chết rồi? Đi mời Tôn Đại Cô chứ mẹ?
Bà Lã nghiêm nghị nhìn con trai:
– Đã chết thì tránh cũng không thoát, không chết thì chết thế nào được?
Nghe bà Lã thuyết giáo, Phúc Lộc tỏ vẻ hiểu mà không hiểu, chỉ nhường cặp mắt mọng nước nhìn vợ. Bà Lã nói:
– Anh Ba Phàn, còn loại thuốc thúc đẻ nào không? Còn thì cho con dâu tôi một lọ, không còn thì lôi thôi to rồi!
Nói rồi, không đợi Ba Phàn trả lời, bà không nhìn một ai, ngẩng cao đầu, ưỡn ngực, oai phong lẫm liệt ra khỏi cổng.
9
Năm 1939, ngày tháng theo âm lịch là Mồng 5 tháng 5, buổi sáng, tại trấn Đại Lan là thị trấn lớn nhất của vùng Cao Mật, bà Lã dẫn kẻ thù của mình là Tôn Đại Cô về nhà, bất chấp đạn bay chíu chíu trên trời, để đỡ đẻ cho con dâu. Khi hai người bước vào cổng nhà bà Lã, cũng là lúc bọn kỵ binh Nhật cho ngựa xéo nát thi thể các đội viên du kích.
Trong sân có chồng bà Lã là Thượng Quan Phúc Lộc và con trai Thọ Hỉ, ngoài ra còn có viên thú y Ba Phàn. Ba Phàn giơ chiếc lọ đựng thứ nước xanh xanh như kể công. Ba người này có mặt từ lúc bà Lã đi mời Tôn Đại Cô, một người mới đến thêm là ông mục sư mắt xanh tóc đỏ Malôa. Ông mặc một áo chùng màu đen, đeo cây thánh giá nặng trước ngực. Ông đứng trước cửa sổ chị Lỗ, cằm dưới nhô ra, mặt ngửa lên trời, cao giọng đọc thánh kinh: chúa Giêsu cao cả của con, xin người hãy ban phước lành, khi đứa con trung thành của Người và cô bạn của nó gặp tai họa, xin Người giơ bàn tay thiêng liêng của Người xoa đầu ban phước cho chúng con, cho chúng con thêm sức mạnh và dũng khí, cho người đàn bà kìa mẹ tròn con vuông, cho con dê kia có sữa, cho con gà đẻ trúng, cho bọn xấu chỉ nhìn thấy một màu đen kịt, súng của chúng bắn không nổ, ngựa của chúng lạc đường sa xuống đầm lầy. Chúa ơi, xin Chúa hãy giáng đòn trừng phạt lên đầu con, cho con được cứu khổ cứu nan mọi sinh linh trên thế gian này.
Ông mục sư nói đặc giọng Cao Mật. Những người đàn ông đứng lặng nghe lời cầu nguyện. Qua nét mặt thấy rõ họ rất xúc động. Tôn Đại Cô cười nhạt bước vào, gạt mục sư Malôa sang một bên. Ông mục sư mở to mắt, thốt lên A men tay làm dấu trước ngực, kết thúc những câu cầu nguyện dài dòng.
Tôn Đại Cô đầu chải bóng loáng, tóc búi gọn gàng sau gáy trâm cài tóc sáng lấp lánh, bên tóc mai cài một cái cặp. Bà mặc chiếc áo ngoài phẳng phiu bằng vải trắng, vạt áo đóng khuy lệch, một khăn tay giắt sau khuy nách, quần màu đen, chân quấn xà cạp nhỏ, chân đi giày màu thanh thiên đế trắng. Toàn thân bà toát lên vẻ thanh nhã, tóc có mùi xà phòng thơm. Bà có cặp lưỡng quyền cao, mũi thẳng, môi mím chặt thành một đường chỉ, cặp mắt sâu mà đẹp, ánh mắt rực sáng. Bà có vẻ tiên phong đạo cốt, so với dáng vẻ luộm thuộm và to đùng của bà Lã, thật khác nhau một trời một vực.
Bà Lã đón lọ nước màu xanh từ tay Ba Phàn đến bên Tôn Đại Cô, nói nhỏ:
– Bà chị, đây là thuốc thúc đẻ của Ba Phàn, có nên cho uống không?
– Chị nhà Thượng Quan! – Tôn Đại Cô đưa ánh mắt sắc lạnh nhìn bà Lã rồi nhìn lướt cánh đàn ông trong sân, tỏ vẻ không bằng lòng – Nhà chị mời ta hay mời Ba Phàn đến đỡ đẻ?
– Bà chị đừng giận, tục ngữ có câu: Có bệnh thì vái tứ phương, ai có sữa người ấy là mẹ mà lại? – Bà Lã nín nhịn tới mức khó tin, nói nhỏ – Tất nhiên là vạn bất đắc dĩ mới dám mời bà chị, nếu không, làm sao tôi dám động vào thần linh?
– Thế nhà chị không bảo ta bắt trộm con gà nhép của nhà chị nữa hả? – Tôn Đại Cô nói – Muốn ta đỡ cho, người khác không được nhúng tay vào!
– Xin vâng, bà chị bảo sao thì làm vậy – Bà Lã nói. Tôn Đại Cô rút trong bọc ra một dải lụa đỏ giắt lên cửa sổ, rồi lừng lững đi vào, đến của buồng, bà dừng lại bảo bà Lã:
– Nhà chị Thượng Quan, vào đây!
Ba Phàn đến bên cửa sổ lấy lại lọ nước màu xanh mà bà Lã để ở đó, đút vào túi thuốc. Rồi cũng không chào từ biệt cha con Phúc Lộc, chạy vù ra cổng.
– A men! – Mục sư Malôa lại làm dấu chữ thập trước ngực rồi nhìn cha con nhà Thượng Quan tỏ vẻ thân thiện.
Trong buồng vang lên tiếng quát tháo của Tôn Đại Cô, tiếp đó vang lên tiếng gào thét của chị Lỗ.
Thọ Hỉ bịt tai ngồi xổm dưới đất, cha là Phúc Lộc thì chắp tay sau đít đi quạnh sân, bước chân gấp gáp, đầu cúi gằm như đang tìm kiếm vật gì đó.
Mục sư Malôa lại nhỏ nhẹ cất lời cầu nguyện như lúc nãy, mắt nhìn lên bầu trời đầy mây. Con la mới sinh chệch choạng từ chái tây đi lại. Lông của nó mượt như nhung. Nó đi ra trong tiếng gào từng đợt của chị Lỗ. Nó dỏng tai lên, đuôi kẹp giữa hai chân, đến bên ang nước dưới gốc cây thạch lựu một cách vất vả, sợ hãi nhìn những người đàn ông ở trong sân. Không ai để ý đến nó. Thọ Hỉ bịt tai mà khóc. Ông Phúc Lộc bận đi vòng quanh sân. Malôa nhắm mắt cầu nguyện. Con lừa vục mõm vào ang nước, uống xong, nó chậm rãi đến chỗ làn lạc củ gác trên đống rơm, há miệng gặm vỏ lạc.
Tôn Đại Cô thò một tay vào âm đạo chị Lỗ, kéo nốt chân kia của đứa bé ra. Người mẹ gào lên và ngất xỉu: Tôn Đại Cô thổi vào mũi chị Lỗ một ít bột màu vàng, rồi hai tay cầm hai chân đứa bé, chờ đợi. Chị Lỗ tỉnh lại, rên rỉ, hắt hơi hên tục, người giật lên từng cơn. Chị cong người lên rồi lại thả phịch xuống. Chỉ đợi có thế, Tôn Đại Cô lôi đứa bé ra. Cái đầu vừa dẹt vừa dài của đứa bé khi ra khỏi bụng mẹ, thì một tiếng ục vang lên, máu tươi bắn đầy chiếc áo trắng của Tôn Đại Cô.
Treo ngược dưới tay Tôn Đại Cô là một bé gái toàn thân tím ngắt.
Bà Lã đấm ngực thùm thụp, cất tiếng gào. Bụng chị Lỗ co giật một cách đáng sợ, máu tươi lại vọt ra giữa hai chân, một đứa nữa tóc màu vàng tuồi ra như cá.
Bà Lã thoắt cái đã nhận ra cái chim bé tí như con nhộng giữa hai chân đứa bé. Bà hục lên một tiếng rồi quì xuống bên giường.
– Tiếc quá, cái thai này đã chết! – Tôn Đại Cô tỏ ý tiếc rẻ.
Bà Lã thấy trời đất quay cuồng, đầu va vào thành giường. Bà vịn vào thành giường đứng dậy một cách khó nhọc, nhìn thoáng một cái sắc mặt xám ngoét của con dâu, rồi rên rỉ đi ra khỏi buồng.
Ngoài sân im lìm như chết. Người con trai phủ phục dưới đất, cổ vươn dài, dòng máu rỉ ra chảy ngoằn ngoèo trên mặt đất, cái đầu ngay ngắn trên cổ giữ nguyên vẻ kinh hoàng trên nét mặt. Người chồng thì đang căn một mảnh ngói vỡ, một tay kẹp dưới bụng, tay kia xoài về phía trước, sau gáy là một vết nút vừa to vừa dài, chất nhầy màu trắng đỏ vương vãi trên lối đi. Mục sư Malôa quì dưới đất, tay làm dấu, tuôn ra hàng tràng những tiếng nước ngoài. Hai con ngựa cao lớn đủ yên cuồng đang nhai những thân cây lạc. Con lừa đen cùng con la mới đẻ co rúm ở một góc tường, đầu con la rúc vào bụng mẹ, cái đuôi ngắn ngủn ngoe nguẩy như rắn. Hai tên lính Nhật mặc binh phục màu vàng, một tên đang dùng khàn tay lau máu trên kiếm, tên kia đang rạch thủng những bao cói đụng lạc. Nhà Thượng Quan năm ngoái trữ được năm tạ lạc củ, đợi năm nay lên giá thì bán. Lạc chảy tung tóe dưới đất, hai con ngựa cúi xuống nhai lạc rau ráu, cái đuôi đồ sộ và đẹp mắt khẽ vung vẩy tỏ vẻ mãn nguyện.
Bà Lã bỗng thấy Trời đất quay cuồng. Bà định chạy đến cứu chồng và con trai, nhưng cơ thể đồ sộ của bà đã đổ ập xuống chẳng khác một bức tường bị sập.
Tôn Đại Cô đi vòng qua người bà Lã, bước những bước vững vàng ra cổng. Tên lính Nhật có cặp mắt rất xa nhau, lông mày rậm và cụt lủn, vứt khăn lau xuống đất, vụng về nhảy tới trước mặt Tôn Đại Cô, giơ thanh kiếm sáng loáng chĩa thẳng vào ngực bà. Tên lính chửi câu gì đó, vẻ mặt man rợ. Bà đứng im nhìn tên lính, thậm chí còn nhếch mép cuối giễu. Bà lui lại một bước, tên lính tiến lên một bước. Bà lui hai bước, hắn tiến hai bước. Thanh kiếm sáng loáng vẫn dí mũi trên ngực bà. Tên lính lấn từng bước, bà không nhẫn nại được nữa, tung một cú đá đẹp mắt đến mức khó tin, trúng cổ tay tên lính. Thanh kiếm văng đi. Tôn Đại Cô tung mình nhảy tới, cho tên lính một bạt tai. Hắn ôm mặt kêu như bị chọc tiết. Tên lính kia vác kiếm xông tới nhằm vào đầu bà mà chém. Bà nhẹ nhàng xoay người lại, chộp lấy cổ tay tên lính bóp mạnh, thanh kiếm rớt xuống đất, tên lính ăn luôn một bạt tai, cái bạt tai tuy có vẻ nhẹ, nhưng nửa mặt tên lính lập tức sưng vù.
Tôn Đại Cô đi thẳng ra cổng, không thèm nhìn lại. Tên lính Nhật giơ súng lên, lẩy cò. Bà dướn người một cái rồi ngã vật xuống.
Quãng trưa, một tốp lính Nhật kéo vào sân nhà Thượng Quan. Bọn lính tìm thấy trong gian chái có một cái sọt dan bằng cành liễu, bèn trút đầy lạc vào sọt rồi khênh ra ngõ cho ngựa ăn. Hai tên lính áp giải mục sư Malôa đi nơi khác. Tên bác sĩ quân y đeo kính gọng sùng đi theo viên chỉ huy bước vào căn buồng chị Lỗ. Tên bác sĩ cau mày, mở túi thuốc, đeo găng, dùng dao mạ kền cắt rốn cho đứa bé. Hắn cầm ngọc thằng bé, phát vào lưng cho đến khi thằng bé khóe oe oe như tiếng mèo kêu, mới đặt xuống. Tiếp đó, hắn xách đứa bé gái lên, lại phát bôm bốp, cho đến khi em bé hơi tỉnh. Tên bác sĩ bôi thuốc dỏ vào rốn cho hai đứa bé và băng lại. Cuối cùng, hắn tiêm cho chị Lỗ hai mũi cầm máu. Trong quá trình tên bác sĩ chữa cho sản phụ và hai đứa bé, tên phóng viên chụp nhiều pô ảnh từ những góc độ khác nhau. Một tháng sau, những tấm ảnh đó được đăng trên báo chí ở Nhật Bản.
hết: Chương 1(tiếp)                                Báu Vật Của Đời- Chương 2

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *