Ông bà ta có câu “Đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại”, ấy là văn hoá người Việt Nam. Vậy mà, thời gian gần đây, người Việt liên tiếp chê bai nhau,
nói xấu nhau, hạ nhục nhau làm mất thể diện dân tộc. Và khi thể diện dân tộc không còn, khi chính người Việt không dám tự hào về người Việt mà phải coi mình là người Nhật, người Anh…thì liệu sức mạnh dân tộc ta có còn?
Với bao nhiêu tật xấu mà những độc giả đua nhau kể ra- những người tự coi mình là người có học thức nhất, thử hỏi thước đo nào đánh giá trình độ văn hoá của họ và liệu rằng họ có biết tí gì về văn hoá Việt Nam ?.Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, người Việt luôn thống nhất với nhau rằng: Văn hoá Việt Nam là nền văn hoá gốc nông nghiệp, là nền văn hoá nông nghiệp lúa nước.
Những nhà nước đầu tiên của Việt Nam là nhà nước Văn Lang- Âu Lạc được hình thành trên lưu vực những dòng sông. Việc đoàn kết dân cư để trị thuỷ và làm thuỷ lợi là một trong những nguyên nhân chính thúc đầy nhà nước ta ra đời. Gắn liền với những dòng sông ấy, việc gọi đò chở thành một nét văn hoá đặc sắc của dân tộc ta, được đưa vào những làn điệu dân ca của các vùng miền. Vậy thì, thử hỏi, nếu cư dân Việt cổ cứ thầm thì gọi đò như cách nói chuyện của người Tây hiện nay, liệu rằng họ có gọi được đò sang hay không ? Từ đó, người Việt truyền đời nền văn hoá “nói to”. Cho nên, người nào chê bai người Việt nói to là người đó đang lấy thước đo văn hoá phương Tây đê áp đặt cho văn hoá Việt Nam. Mà mỗi nền văn hoá hình thành từ những hoàn cảnh khác nhau, không thể áp đặt, quy chuẩn một thước đo.
Đã vậy, nhiều người lại thấy nhục nhã, xấu hổ trước thói quen ăn uống chúc tụng hò zô của người Việt. Thiết nghĩ, tổ chức cộng đồng đấu tiên của người Việt là tổ chức nông thôn. Mà đặc trưng cơ bản của nông thôn là tính Cộng đồng và tính Tự trị cao. Cho nên, tính Cộng đồng và tính Tự trị thể hiện ngay trong việc ăn uống. Đó là, một bữa ăn thường đông, vui, có chúc tụng, hò reo như hội hè. Đặc biệt, vì sẵn tính Tự trị, người Việt thường có thói quen không để ý đến xung quanh, chỉ quan tâm tới cộng đồng của mình, coi mình là quyền lực, là bá chủ trong một phạm vi nhất định. Từ đó, dẫn đến hiện tượng gây ảnh hưởng tới xung quanh. Đã vậy, lại thói quen ăn uống không hêt thì để cơm căn canh thừa nuôi lơn, nuôi gà khiến người Việt thường hay lãng phí.
Như vậy, việc “ăn to nói lớn” của người Việt là một truyền thống văn hoá từ lâu đời. Các bà mẹ vợ chọn rể bào giờ cũng không ưa những chàng trai “ăn không nên đọi, nói không nên lời”. Cho nên, những một số ”tật xấu ” mà nhiều người phê phán đó chẳng qua chỉ là quy chuẩn theo văn hoá phương Tây và cần có cái nhìn cảm thông hơn đối với cách hành xử nói năng của người Việt.
Thời đại toàn cầu hoá, với sự xâm nhập mạnh mẽ của văn hoá phương Tây, người Việt Nam đang phải chịu đựng cách đánh giá lời ăn tiếng nói bằng thước đo văn hoá phương Tây. Liệu đánh giá như thế có công bằng ?. Đương nhiên, người Việt cần học hỏi những gì là tiên tiến, là lịch sự của thế giới bên ngoài, nhưng cũng cần thời gian để họ học hỏi. Đừng bắt một người chưa từng được ăn buffet bị chê lấy ăn quá nhiều vì có thể họ chưa biết cách ăn. Cũng đừng đánh giá những chuyến nghỉ ngơi hát hò là vô văn hoá. Cần phải đặt chính ta vào hoàn cảnh của họ.
Dẫu rằng kể ra những tật xấu của người Việt là tốt để dạy bảo nhau. Tại sao những con người kể tật xấu ấy, những con người không dám tự nhận mình là người Việt ấy không tự hướng dẫn những người khác, không nhẹ nhàng đến bên mà bảo : ăn uống , nói năng phải thế nào để không nhục quốc thể ?.
Tôi tin rằng người Việt không xấu đến thế, chỉ là họ quá quen với văn hóa truyền thống của người Việt cố, chưa ra ngoài nhiều để học hỏi mà thôi. Vậy thì, cần hành động chứ đừng im lặng rồi được thể nói xấu sau lưng. Cần đoàn kết để cho người Việt hiểu thế nào là văn hoá ở những nơi người Việt đi đến để họ biết cách ứng xử mà không bị thiên hạ chê cười.
Là người Việt cần hiểu văn hoá Việt để hiểu người Việt và giúp người Việt thích nghi với các nền văn hoá khác cho phù hợp với thời đại. Đừng để “Con sâu làm rầu nồi canh
Độc giả L.T/ VietnamNet