Ngày càng xuất hiện những lời phê độc đáo, hài hước của các thầy cô giáo khiến học trò xôn xao truy lùng.
Những lời phê này đều không hề nặng nề, đao to, búa lớn lại pha đôi chút hài hước, hóm hỉnh mà vẫn thâm thúy giúp giảm đi phần nào áp lực bài vở, kiểm tra cho học sinh.
Những ngày gần đây cư dân mạng xôn xao bởi một bài kiểm tra có phần lời phê khá ấn tượng và “lạ”. Với điểm số 7,5 điểm, giáo viên đã dành cho bài kiểm tra này một phần lời phê sáng tạo từ câu tục ngữ quen thuộc “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Dù sao em cũng tuyệt hơn vài người”.
Lời phê theo dạng thơ lục bát pha chút hóm hỉnh, hài hước là một lời khen thâm thúy dành cho bài kiểm tra này. Tuy chưa được chiêm ngưỡng toàn bộ bài viết nhưng qua lời phê này cũng đủ cho thấy chất lượng của bài viết cũng không kém phần “hấp dẫn”. Nó chắc chắn là một “món quà” tinh thần cực hữu hiệu với tác giả của bài kiểm tra này.
Lời phê nhân vật Cám đáng sợ
Một phần lời phê khá môn văn cũng thu hút được sự quan tâm của không ít bạn học sinh. Giáo viên này đã dành ra khá nhiều thời gian công sức để đọc bài kiểm tra này và rút ra được nhiều nhận xét cho chủ nhân bài viết: Chủ nghĩa cẩu thả và không biết cách làm bài NLXH (Nghị luận xã hội).
Đặc biệt phần nhận xét “Nhân vật Cám của em đáng sợ quá” được đánh giá là một phần nhận xét khá mềm mỏng, không căng thẳng những vẫn khiến học sinh nhận ra được khuyết điểm của mình.
Lời nhận xét trong sổ liên lạc
Phần nhận xét của giáo viên về sổ liên lạc của một học sinh cũng khiến dân mạng xôn xao trong thời gian qua. Phần nhận xét này vừa có yếu tố nội dung chuyên môn vừa mang tính chất hài hước và dí dỏm khá sâu sắc.
Nhiều dân mạng hài hước rằng với phần nhận xét sổ liên lạc như thế này chắc cả học sinh và phụ huynh khi đọc chắc cũng không thể nhịn được cười.
Có tính chất bá đạo
Danh sách những lời phê hài hước này không thể thiếu được lời phê “Em học quá giỏi. Có tố chất bá đạo của học sinh”, kèm them điểm số 0 tròn trĩnh. Với bài làm đầy chất “sáng tạo” phiên âm toàn bộ tiếng Anh ra tiếng Việt.
Và tất nhiên với phong cách làm bài “bá đạo” như vậy nó cũng nhận được phần lời phê “đỉnh” không kém: Chắc chắn đây sẽ là một kỉ niệm không thể nào quên với bạn học sinh có bài kiểm tra “ấn tượng” kia. Cũng là lời “cảnh tỉnh” đối với những bạn muốn nổi bật không đúng nơi đúng chỗ.
Lời phê môn Địa lí
Một phần nhận xét khá “phũ” của giáo viên với bài kiểm tra môn Địa lí của một học sinh lớp 11 cũng được dân mạng truyền tay nhau trong thời gian vừa qua. Kèm theo lời nhận xét khá “thẳng” này là con điểm rất tệ: 1,5. Bên cạnh bài viết sai kiến thức còn là chi chít lỗi chính tả được giáo viên cẩn thận chỉ ra. Với cách học không nghiêm túc, việc cho điểm thẳng và đúng để các em rút ra bài học cho mình là điều nên làm.
Tuy nhiên, lời phê của giáo viên này cũng nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Có người đồng tình khi học sinh không nghiêm túc học, nhưng cũng có người cho rằng lời nhận xét quá thẳng khiến cho học sinh bị sốc, dễ bị tổn thương.
Em đùa tôi à?
Theo tìm hiểu thì đây là bài kiểm tra của trường Học viện Tài chính (Hà Nội). Không biết vì vô tình hay cố ý mà sinh viên đã ghi phần nhược điểm của Cách mạng tư sản Pháp (1789) là số trang sách giáo khoa để giáo viên tự dò.
Và cô giáo cũng đã ghi lời nhận xét khá hài hước: “Em đùa tôi à?” vào phần nói trên. Nhiều người cho rằng có thể sinh viên này đã quay bài từ tài liệu quá nhanh nên không để ý. Số khác thì nghĩ làm vậy để cho cô biết mình có học bài mà chấm nương tay cho.
(Theo Tiin)