Home > Uncategorized > Cười ra nước mắt khi trò nhận định Quang Trung – Nguyễn Huệ là anh em

Cười ra nước mắt khi trò nhận định Quang Trung – Nguyễn Huệ là anh em

Thực tế cho thấy, kiến thức Lịch Sử của khá nhiều học sinh hiện nay, vẫn đang là những câu chuyện khiến nhiều người phải cười ra nước mắt.

Trong chương trình Chuyển động 24h phát sóng vào trưa ngày 11/7, có một câu chuyện khiến nhiều bậc phụ huynh phải dở khóc dở cười với con em mình.

 

{youtube}dIulITgLqKg{/youtube}

Trước câu hỏi Gò Đống Đa gắn với vị tướng nào trong lịch sử, nhiều học sinh đều trả lời không biết. Bên cạnh đó, có em còn cho rằng, danh thắng này là của vua Trần Quốc Tuấn.

Có học sinh còn nghĩ, Quang Trung – Nguyễn Huệ là 2 người khác biệt. Bên cạnh đó lại còn có ý kiến cho rằng, “2 nhân vật” này là bố con; anh em cùng một nhà; bạn bè cùng chiến đấu.

Thực tế cho thấy, kiến thức Lịch Sử của khá nhiều học sinh hiện nay, vẫn đang là những câu chuyện cười ra nước mắt. Nhiều người tỏ ra lo ngại đối với kiến thức của học sinh hiện nay và điều đáng buồn là môn Lịch sử đang nắm giữ một kỷ lục, khi luôn là môn học có lượng thí sinh dự thi thấp nhất.

Sự chạnh lòng của một nhà nghiên cứu lịch sử Ông Dương Trung Quốc cho rằng ông không bất ngờ về thông tin từ clip này của VTV. Ông Quốc cho biết việc nhầm lẫn các kiến thức sử học cũng không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà xảy ra ở các nước có trình độ phát triển giáo dục cao hơn. Nhưng điều quan trọng hơn là coi như việc giảng dạy môn lịch sử phải hết sức nghiêm túc và gắn với đời sống. Và việc các em học sinh không thích sử thì người lớn phải nghĩ nhiều hơn. Theo ông Quốc, một phần cái gốc của sự việc trước hết là cách đặt vấn đề coi môn sử như mọi môn khác ở Việt Nam trong khi rất nhiều nước coi môn Sử là một môn đào tạo con người về nhân cách, phẩm chất và sâu xa là lòng yêu nước. “Có câu chuyện ở nước Pháp sau biến động năm 1968 của giới trẻ. Khi đó những người lãnh đạo của nước Pháp cho rằng nước Pháp khi đó đã mất tâm hồn và văn hoá của mình bởi sự tràn ngập văn hoá Mỹ khi đó. Chính vì thế, lãnh đạo của Pháp khi đó đã phục hồi lại vai trò của môn lịch sử. Môn lịch sử là môn học mà sự giáo dục không chỉ bó khuôn lại trong nhà trường, trên những bài giảng mà ngay trong cuộc sống, trong gia đình. Lịch sử cũng là môn học đòi hỏi trí nhớ nhưng cũng đừng đòi hỏi các cháu phải nhớ nhiều quá, nhớ tất cả. Các cuộc chơi cộng đồng trên các phương tiện truyền thông cũng mang tính đánh đố nhiều hơn là việc cho người chơi nhận ra cách tư duy lịch sử – một lối tư duy rất cần cho mọi người”, ông Quốc nói. Vị ĐBQH này cũng xót xa chia sẻ: “Có nhiều lúc, tôi cũng có sự chạnh lòng của người nghiên cứu lịch sử”. “Có nhiều cô giáo dạy sử giảng về sông Bạch Đằng nhưng chưa bao giờ đến sông Bạch Đằng. Ở các nước khác, môn Địa Lý và môn Lịch sử đòi hỏi việc đầu tư cho việc đi thực địa, dã ngoại rất nhiều. Nhưng ở nước ta vấn đề này còn được phải quan tâm rất nhiều. Tôi phát hiện ra rằng phần lớn những người yêu sử sau này phần lớn là do những người thầy cô dạy sử”, ông Quốc nói. Khi được hỏi về ý tưởng bắt buộc môn lịch sử là môn thi bắt buộc trong các kỳ thi quốc gia, ông Dương Trung Quốc nói: “Tôi nghĩ là tôi là một người nghiên cứu về lịch sử, khi nói ra thì có người bảo là mang tính cục bộ nhưng tôi cho rằng chúng ta nên tham khảo các quốc gia xem họ đối xử với môn lịch sử như thế nào. Tôi cho rằng nếu môn lịch sử là một môn thi bắt buộc thì người học sử và dạy sử sẽ quan tâm nhiều hơn nhiều so với hiện nay”. “Câu chuyện cười ra nước mắt” Trong một cuộc trao đổi khác với báo Điện tử Một Thế Giới về vấn đề này, bà Bùi Thị An – ĐBQH TP.Hà Nội chia sẻ đó là điều đáng buồn. Theo vị ĐBQH này, đây là một chuyện cười ra nước mắt. “Thật ra, trong thời gian vừa rồi, Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng đã có chuyển đổi trong việc dạy lịch sử cho học sinh nhưng cái gốc của vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Bản thân học sinh ở đất nước Việt Nam mà không hiểu về lịch sử Việt Nam, những nhân vật anh hùng đã mang đến nhiều đóng góp cho đất nước như vậy thì đó là một điều đáng tiếc, đáng trách”. Trước một số ý kiến cho rằng học sinh không cần học môn lịch sử bởi ra ngoài cuộc đời, họ kiếm sống cũng không cần đến những kiến thức lịch sử, bà An cho rằng: “Một con người muốn phát triển toàn diện thì trước tiên phải hiểu về mình, mình là ai, mình ở đâu thì việc kiếm tiền sẽ có ý nghĩa. Đúng là trong cuộc sống có những người kiếm tiền được dù họ chẳng cần những kiến thức về địa lý, lịch sử nhưng đã là công dân của Việt Nam thì phải biết. Bất kỳ công dân của nước nào cũng cần phải hiểu lịch sử của nước mình, biết cội nguồn của mình. Và chỉ khi họ hiểu lịch sử đất nước mình thì họ sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về việc họ cần làm gì cho đất nước của họ, cho cộng đồng. Tôi không mong muốn nguồn nhân lực của đất nước mình trong tương lai chỉ biết kiếm tiền mà lại không biết gì về lịch sử của đất nước mình”.

Tuệ Minh

 

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *