Home > Uncategorized > Vụ scandal giữa lòng Hà Nội: Người bị vong linh liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc trừng trị!

Vụ scandal giữa lòng Hà Nội: Người bị vong linh liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc trừng trị!

Xưa nay lời tiền bối nói cấm có sai: “Tham thì thâm, đa dâm thì chết”, việc ông phó tổng biên tập báo Công an Nhân dân Đặng vương Hưng là một ví dụ điển hình cho minh chứng này. Ông Hưng sinh 1958, tuổi chó. Con đường sự nghiệp của ông khá thành đạt, mặc dù ông không mấy tài cán gì, ông viết báo nhanh, nhưng viết văn thì chậm.

Thậm chí có câu chuyện mười năm có lẽ ông mới thai nghén được. Có thể ông bận vì công việc làm báo lôi cuốn, cũng có thể vì vốn sống của ông chỉ có vậy, hơn nữa tài nắm bắt dù có nhanh mà tài thể hiện kém thì cũng vứt. Văn chương đâu phải thứ có thể ăn tươi nuốt sống được? Trước đó ông chỉ là một nhà báo quèn ở báo Công an Nhân dân – một tờ báo lớn của lực lượng công an Việt Nam. Nếu ngồi lại, giỏi lắm ông leo được chức trưởng phòng, vì vậy sau khi tổng biên tập Nguyễn Hữu Ước tại ngoại, có ý định thành lập tờ “Văn hoá Văn nghệ Công an”, rồi dùng mọi cách- kể cả rải tiền- để thực hiện bằng được ý định, ông đã nhanh chân phắn sang và ngồi chỗm chệ ở vị trí mới: Phó tổng biên tập báo Văn hoá Văn nghệ Công an… Chưa đầy một năm sau, phụ san “An ninh Thế giới” ra đời (cũng bằng cách này). Vì độc quyền khai thác một “mỏ quặng” an ninh trên thế giới nên tờ báo của các ông in ra khá nhiều độc giả, đặc biệt nó biết theo bước chân của các tờ anh chị, nghiã là ngược với tôn chỉ của bổn báo, như tờ Phụ nữ Thủ đô, đăng dặt những vụ án tình điên loạn: Từ cuồng tình, thất tình, điên tình, lừa tình, dâm tình, bạc tình, tống tình.. đến tự tử vì tình, thì châm ngôn đặt trên hàng đầu của trang nhất bao giờ cũng là: “Bảo vệ phụ nữ và trẻ em là trách nhiệm chung của toàn nhân loại”. Tờ An ninh Thủ đô với tiêu đề chạy dài “vì bình yên cuộc sống”, “thức cho dân ngủ, gác cho dân yên”, khi phát hành lại thành “vì đồng lương nhà báo”, “bắt cho dân sợ, thét cho dân im”…in toàn các vụ lừa đảo, trộm cắp, đĩ điếm, lừa phản, nghiện ngập, giết chóc, bắt bớ, hành hung v.v. Tờ An ninh Thế giới cũng vậy, toàn những chuyện mất an ninh, bất ổn định chính trị nhất thế giới. Có như thế số lượng phát hành mới tăng vọt, để các ông tha hồ: nhặt nhạnh, đẫy túi. Tất nhiên câu thần chú “Vừng ơi mở cửa ra” không chỉ một mình tổng biên tập Alibaba Nguyễn Hữu Ước biết mà các lãnh đạo cao cấp của ngành công an đều biết, thế là vì quyền lợi của “40 tên cướp” tờ An ninh Thế giới sau thời gian hoạt động độc lập buộc phải trở thành một ấn phẩm của tờ Công an Nhân dân. Được ăn cả, ngã về không, từ phó tổng biên tập một tờ báo con con, non về tuổi Đảng, ít về tuổi nghề, ông Đặng vương Hưng nghiễm nhiên trở thành phó tổng biên tập của cả tờ Công an Nhân dân với thu nhập các khoản: lương, thưởng, nhuận bút, quà cáp biếu xén, phong bì, không dưới mười triệu đồng một tháng.
Tưởng ông mãi mãi ngủ yên trên ngai vàng quyền lực đầy thoả mãn, đắc thắng, ai ngờ… vướng phải cạp váy phụ nữ, ông rớt cái ình, không những ngã bổ chửng trên mặt đất, ông còn phải chường cái thân hình dài ngoằng của mình (trong “bộ cánh A Đam”) ra cho tất cả bàn dân thiên hạ dòm. Thật là…cái “chỗ ấy” của đàn bà mà chui lọt ông cũng chui tọt vào trong ấy cho xong, đỡ phải thò mặt, thò cổ, thò đủ ngũ túc, tứ chi ra cho thiên hạ bình phẩm, luận bàn đầy hả dạ, đắc ý.
Tất cả mọi vinh nhục của đời ông bắt nguồn từ cuốn nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc mà ông may mắn có được. Chẳng hề tốn công “bới xác”, “mò xương”, “đếm khăn tang” và “đong máu chiến hào” như các nhà nghiên cứu, sưu tầm và biên tập về đề tài chiến tranh khác, nhật ký gia đình gìn giữ bao năm, thư từ anh Thạc viết cho người yêu thì chị Phương Anh ở Đức đang giữ. Bản thân anh Thạc trước khi bị “Tổ quốc cắt cơm, gia đình vắng vẻ” đã là học sinh giỏi văn toàn quốc, cho nên văn chương, câu cú viết đâu vào đấy, ông chỉ việc nhận “bản thảo” từ tay người cha liệt sĩ rồi bệ nguyên xi lên nhà xuất bản xin giấy phép là xong. Của đáng tội ông cũng có một chút mưu sâu là gõ cửa các bí thư đoàn to, để họ phát động phong trào “sống mãi tuổi 20” sâu rộng trong thanh niên, bắt các chi đoàn bé noi theo, nên số lượng in mới lên tới con số kỷ lục như thế: 150 nghìn bản (tái bản 5 lần).
Hai mươi triệu đoàn viên Thanh niên cộng Sản Hồ Chí Minh “sống và làm việc theo gương bác Hồ vĩ đại” mãi chán rồi nên nay thay bằng một gương mặt mới, một hình tượng mới, một bộ xương mới cũng háo hức nghe theo, nâng số tiền nhuận bút lên 1,3 tỉ đồng. (gấp 4,5 trăm lần bình thường )
Lẽ ra với vai trò cố vấn ông chỉ “cố véo” chút ít thôi, cho đáng mặt nam nhi đại trượng phu, nhưng không, khi người cha tội nghiệp của anh Thạc đề nghị:
Thôi thì em nó đã vì tổ quốc mà hy sinh rồi, đây là chút kỷ vật vô giá của em nó với gia đình chúng tôi. Cũng nhờ anh mà cuốn nhật ký này trở thành sản phẩm của đại chúng, gia đình tôi hết sức ghi ơn công lao trời biển của anh, mà vong linh em nó dưới suối vàng cũng được siêu thoát. Phận tôi già rồi chẳng cần tiền bạc làm gì, nhưng còn các anh chị nó túng bấn quá, tôi muốn chút quà gia bảo này chia làm hai phần, gửi anh một nửa, còn gia đình giữ lại một nửa lo kinh tế cho con, cháu.
Tưởng thế là thấu tình đạt lý lắm rồi, ông Đặng vương Hưng phải cám ơn rối rít vì đạo lý ông vẫn nói thao thao bất tuyệt trong các buổi nói chuyện về cuốn nhật ký này với các chi đoàn Thanh niên trong cả nước để phát động phong trào “sống mãi tuổi 20 cho thanh niên học tập là: “Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “đời đời biết ơn các liệt sĩ”.v.v… Ai ngờ bục giảng, khán đài phủ bằng giấy bạc in hình Hồ chủ tịch, khác hẳn với bậc thềm tồi tàn của gia đình nhà anh Thạc… Mới đầu tuy cau có khó chịu, nhưng ông còn cố tỏ ra mềm mỏng để mặc cả với người cha tội nghiệp. Nào là “không có ông tổ chức bản thảo, lo khoản in ấn, chạy đi chạy lại với các lãnh đạo đoàn to (Trung ương đoàn thanh niên cộng sản Hồ chí Minh) thì còn xơi cái bộ xương khô của anh Thạc mới được bới ra, được khoác danh nghiã, được tẩm hương thơm để đem đi trình diễn trên khắp các trụ sở đoàn cả nước, được nhân danh này nọ, nào, kia như thế. Nào: “Để lấy được số thư của anh Thạc gửi người yêu, bản thân ông cũng phải mất bao nhiêu cú điện thoại từ Việt Nam sang Đức, rồi bố trí xe đón xe đưa tận sân bay tốn kém biết bao nhiêu mà kể v.v và v.v sao gia đình lại tưởng bở, đòi “ăn dày” thế, đã có tiếng thì phải thôi miếng chứ, mua danh ba vạn, bán danh ba đồng cơ mà. Gia đình cứ thử nghĩ tới số nhuận bút thông thường của nhà xuất bản trả cho mọi cuốn sách khác đi. Giỏi lắm cũng chỉ được hưởng từ 8 đến 10% của 1 hay 2.000 cuốn, xem có nổi con số 5 triệu không? Bỗng dưng được bạc triệu trong tay lại được cả thế giới biết đến, thế là quá may mắn rồi, còn đòi hỏi nhiễu nhương gì?
Nhìn dáng vẻ tần ngần của người cha già tội nghiệp (từ lời đề nghị chân tình biến thành sự mặc cả xương máu của chính đứa con mình… nên há miệng mắc quai) cứ ấp a ấp úng, làm mất thời giờ vàng bạc, quý báu của ông, ông phồng mang trợn má, mắng té tát ông già “đần độn”, không am hiểu thời cuộc một trận để ông già lập tức sáng mắt ra cho ông nhờ.
Thái độ ngạo mạn, xấc xược của ngài phó tổng biên tập với cha mình đã khiến anh cả của liệt sĩ Nguyễn văn Thạc nổi đoá, tìm cách đuổi khéo ông ra khỏi cửa, rồi ngay lập tức đến toà soạn báo Công an Nhân dân để trình bày…
Nhiều tiền quá, không biết làm gì trong khi phần “người” đã no đủ thoả thuê (bụng lúc nào cũng chôn chặt mọi thứ sơn hào hải vị) ông bèn nghĩ tới khoản “con”. Nếu ông cứ “no cơm ấm cật dậm dật…một đường” hẳn đã không có chuyện gì xảy ra. Chẳng hiểu “ma đưa lối, quỷ dẫn đường” thế nào ngoài cô bồ trẻ mới chuyển về tòa soạn ra, ông còn nhằm vào chính cô em gái của bồ mình, trong khi cô này mới 21 tuổi, hoàn toàn trinh trắng, ngây thơ (!)
Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra huống hồ cả cái “của nợ” (to bằng cả triệu triệu cái kim). Khi cô hậm hực kể lại hết với chị ruột của mình về việc ông đã hứa suông những gì trong những lần “dại dột” đó, khiến cô chị nhớ lại những lời đường mật, thề non hẹn biển của ông trên giường, bắt cô chị phải bỏ chồng, thì cô chị sôi lên ùng ục, quyết trừng trị kẻ sở khanh tham lam một trận đến thân bại, danh liệt mới thôi.
Trong tòa soạn hình thành hai thế trận, nửa ngấm ngầm bênh vực cô em, khích bác cô chị “biến mù ra mưa” cho thằng đểu một phen ướt đẫm lời đàm đạo, bàn tán, nhạo báng của thiên hạ cho vui. Một nửa khoanh tay ngồi nhìn xem “con tạo” qua bàn tay đạo diễn của cô chị sẽ xoay vần ra sao? Kẻ háo danh, háo sắc, hiếu thắng, tham tiền sẽ có kết cục nhỡn tiền như thế nào?
Chiếc ca mê ra của tòa soạn được bí mật chuyển đến nhà cô chị và theo chân cô em vào tận khách sạn quen thuộc. Quen mui bén mùi, ông phó tổng, tiền bạc, quyền uy đầy mình bước những bước dài oai phong hùng dũng trên nền khách sạn như vị chúa tể bước trên lãnh địa của mình.
“Trò chơi” bắt đầu, từ lúc ông nhẹ nhàng trút bỏ xống váy,”xích, líp”, trên cơ thể người đẹp, đến khi ông hùng hục hoá thân vào các động tác tính dục nghìn đời của cha ông (!) đều được ca mê ra ghi lại trung thành, tỉ mỉ, không xót một ly, không riêng một cuộc.
Trở về tòa soạn ông vẫn vui vẻ hò hẹn, cuối mắt đầu mày với cô chị như bản tính cố hữu của ông, không mảy may nghi ngờ (chuyện ân ái, gái trai, ông nghĩ đời nào cô chị kể với cô em hoặc ngược lại, cô em tông tốc nói ra với cô chị? Trời sinh ông nhằm năm chó là muốn giành cho ông được hưởng đặc quyền đặc lợi: Hoa thơm bới cả cụm, “xơi” cả Thuý Vân lẫn Thuý Kiều, “sực cả Thị Kính, thị Mầu luôn cơ mà. Ai biết đấy là đâu, ai biết mô mà dò?)
Không ngờ khi ông thuận miệng khoe vừa nhận được nhuận bút cuốn sách, tính chi li, tổng cộng của cả 5 lần nhà xuất bản phải trả là 1,3 tỷ đồng, “bồ chị” liền giơ cuốn băng có ghi hình ông và “bồ em” ra mặc cả, thương thuyết:
Thế thì anh phải trả một tỷ cho cuốn băng gốc này trước khi nó được nhân ra đủ 15 vạn bản (bằng đúng số lượng sách đã in)
Ông té ngửa, hoá ra sự đã mười mươi rồi, lờ đi không được, chối bỏ không xong, bèn mặc cả:
Không được, số tiền ấy phải chia ba, bản thân tôi, chị Phương Anh cũng như gia đình anh Thạc, mỗi người chỉ được vài trăm triệu… lấy đâu ra cả tỉ bạc mà trả?
Biết thừa gã nhân tình của mình là một kẻ kiết lòi lỗ đít, đến chơi gái còn quỵt cả tiền “bao”, “Bồ chị” xuống giá:
Nếu thế cưa đôi, không được cả tỉ cũng phải 500 triệu đồng.
Xót tiền, ông khăng khăng bảo vệ ý mình:
Cũng không được, vì tiền lĩnh làm nhiều đợt, đã tiêu hết rồi, đào đâu ra 500 triệu?. Cò kè bớt một, thêm hai, cuối cùng cả hai phóng viên “gạo cội” của tòa soạn vốn tai, tiếng, tên, tuổi, đầy mình đành phải đi đến quyết định: Có ba trăm triệu việc này mới xuôi.
“Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê”, nên hễ mất hơi đồng thì cay, ông bày mưu, tính kế, quyết đưa hai chị em ra vành móng ngựa vì tội cố tình tống tiền các quan chức nhà nước- một tội không hề nhẹ trong điều khoản, luật định của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì thế ông đã sai cả một tiểu đoàn công an là đàn em chiến hữu của ông đến địa điểm giao tiền để “vừa ăn cướp vừa la làng”. Chỉ giao một số tiền tượng trưng để khi đối tượng đưa băng rồi thì tịch thu ngay, đồng thời chụp ảnh, quay camera, ghi âm toàn bộ cảnh “tiền trao, cháo múc” này để có chứng lý tại toà, sau khi đã huỷ cuộn băng, xoá hết hiện trường.
“Bồ chị”, vốn cũng là nòi cộng sản, sống, chiến đấu lao động và học tập trong lòng đồng nghiệp, đồng chí mãi rồi, nên biết thừa mánh khoé của một kẻ sở khanh, từng là bồ ruột mình lâu nay như thế nào, nên rất tỉnh đòn. Không những không thèm ra mặt nhận tiền còn sai “đàn em” đi giúp rồi bố trí cả một lực lượng đông đảo, bí mật nấp vào chỗ kín chờ mệnh lệnh. Khi đàn em của ông phó tổng cùm tay kẻ nhận tiền cũng là lúc cánh chiến hữu của cô chị bập còng số 8 vào tay đối phương rồi vô cùng lịch sự mời ngài Đặng…tiên sư lên sở công an thành phố Hà Nội, gặp đích danh giám đốc. Bà con, anh em, nhân viên, phóng viên hôm ấy được một mẻ cười nôn ruột vì chứng kiến một cảnh vô cùng ngoạn mục: Quân ta bắt quân mình, hệt câu thơ các cháu học sinh tả khi nói về tác phẩm bất hủ của Nguyễn Trãi: Đánh một trận sạch sanh kình ngạc, đánh hai trận tan tác quân ta(!)
Giữa phòng làm việc của giám đốc, không ngờ đến tác dụng của cuốn băng, ông bai bải cãi (cho dù bên cạnh ông còn có sự góp mặt của tổng biên tập Nguyễn Hữu Ước)
Tôi bị họ lừa, họ cố tình cho tôi uống thuốc ngủ, vì mê mệt nên tôi không biết gì…
Đầy bình tĩnh, ông Phạm Minh Chuyên hỏi:
Căn cứ vào đâu mà anh khẳng định mình là kẻ bị lừa? Cực chẳng đã, ngài Đặng tiên sư đành phải bộc lộ bản chất trơ tráo, hèn hạ của họ nhà khuyển ra:
Thì… tất cả do họ chủ động, phòng họ thuê, khách sạn họ chọn, tôi chỉ biết địa chỉ giờ giấc qua điện thoại họ hẹn thôi…
Một việc tối thiểu như vậy mà anh lại để tự chị em họ phải lo liệu sao?
Biết bị hố, ông cố chứng minh sự “sòng phẳng” của mình:
Thì tôi chủ động bỏ tiền ra mua hoa quả đem vào còn gì?
Được rồi, giám đốc sở khẳng định:
Không nói với nhau bằng lời được thì ta dùng cuộn băng phân tích kỹ lưỡng từng đoạn vậy.
Băng được chiếu ra, từ A đến Z, ông choáng váng vì hình ảnh tổ tiên hàng triệu năm, từ thời ăn lông ở lỗ lại hiện ra, nhập vào người ông, rõ ràng từng chi tiết. Như mọi người, ông cũng thoát thai từ vượn khỉ… Cái con vượn với dáng đi lòng khòng, tay giơ lên gãi gãi trán, miệng mủm mỉm vu vơ, như thể đang đọc thơ kia đích thị là ông rồi. Các giống khỉ bình thường khác chỉ giỏi leo trèo, không biết viết báo, làm thơ, sao có nổi cái dáng vẻ đặc trưng tiêu biểu ấy (trên băng)?
Lời giám đốc sở công an cất lên bên tai ông:
Đây nhé, anh đã được xem lại toàn bộ, từ lúc anh sẵn sàng “xung trận” cho đến khi tàn cuộc, bỏ lại người đẹp mà không ngờ có đôi mắt cảnh giác của liệt sĩ Nguyễn văn Thạc luôn bám sát, ghi lại tỉ mỉ mọi hình ảnh trong cuốn băng này (!). Chắc anh hiểu trạng thái của một người bình thường với trạng thái của người bị uống thuốc ngủ khác nhau như thế nào? Cứ trông ngũ túc, tứ chi của anh đủ biết anh hoàn toàn chủ động, anh biết rõ cách làm tình, không hề mệt mỏi, ù lì, thụ động như của một người bị thuốc ngủ làm cho mê mụ…
Đang từ người thành khỉ (cho dù là thứ khỉ đặc biệt, có đầy đủ dấu hiệu để trở thành nhà thơ đi nữa) cũng khiến ông hoảng hốt. Sự thực trên màn hình kinh khủng quá, khiến ông mất hết cả lý trí, ông cắm đầu tuôn ra ào ào như suối bao tội lỗi của mình. Kể cả những điều tế nhị không nên nói ra, thì ông -vì u mê, lú lẫn, bị vong linh liệt sĩ Nguyễn văn Thạc điều khiển trở thành con rối, nói ra tuốt luốt. Từ việc lần đầu theo cô chị về nhà, gặp cô em có cảm xúc ra sao, đến việc ông hứa hẹn thề bồi trong mỗi lần “giao hoan” mà không chịu thực hiện lời hứa nên mới bị họ “chơi lại” như thế này. Nào ông hoàn toàn không để ý đến giá cả thuê phòng, tất cả do hai chị em chủ động… Nào hôm ấy ông mang đi hai quả na, một túi nhãn để bồi dưỡng sức khoẻ sau mỗi cuộc mây mưa. Nào lúc đầu nhờ men bia ông còn khoẻ khoắn, còn phừng phừng khí thế nên ông chủ động “đổ” “ven bờ”. Từ 4 đến 5 giờ sáng mệt mỏi quá, ông thỉu đi, và cứ thế phóng ào vào lòng “khe” rồi “ngâm tôm” đến sáng. Sợ không an toàn nên ngay sau khi về nhà ông vội vã gọi điện thoại cho người đẹp, yêu cầu ra ngay hiệu thuốc mua một vỉ thuốc tránh thai v.v và v.v.
Ngài giám đốc sở vừa nhẹ nhàng vừa cương quyết khép lại đề tài “cởi mở toàn diện” này:
Thôi nhé, không còn gì để nói nữa thì bây giờ, việc cuối cùng anh làm là viết đơn ra khỏi Đảng và xin từ chức, còn việc xử lý nội bộ hay đưa ra công luận xử lý để chúng tôi cân nhắc
Kết quả đến giờ phút này, ông ngã sóng soài như gã lý trưởng lẻo khẻo bị cả hai chị em nhà “chị Dậu” xô ngã trên mặt đất. Tiền đồ của ông nghe chừng tối tăm hơn tiền đồ của chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Không những bị khai trừ khỏi Đảng, ông còn bị khai trừ khỏi ngành. Lý trưởng làng chị Dậu chỉ tức chứ không đau, còn ông đau hơn hoạn vì nhân cách, danh dự, nhân phẩm của ông bị dư luận “thiến” hết. Cô con gái rượu của ông vì không chịu nổi cú xốc này – từ thần tượng trở thành một gã yêu râu xanh chính hiệu, lại “cởi truồng về nhân cách” ngay trước ngày nhà trai đem lễ đến ăn hỏi, khiến chú rể sợ quá phải bỏ chạy mất dép, bỏ lại cả vợ sắp cưới cùng bao hứa hẹn thề bồi trôi sông trôi biển, làm cô khóc hết nước mắt rồi bỏ nhà đi biệt, không bạn bè, không nơi chốn… để khỏi nhìn thấy cái mặt khốn nạn: vừa ăn bẩn vừa dâm đãng của thằng bố mình…
Ngược hẳn với thái độ dữ dằn bạo liệt của đứa con “khát nước”, vợ ông sau khi thắp hương khấn vái vong hồn liệt sĩ Nguyễn văn Thạc, tin là có thể giúp được đức ông chồng “hiền lành, dại dột” của mình khỏi chứng bệnh “ăn mặn” liền viết đơn lên lãnh đạo ngành, lãnh đạo sở, lãnh đạo tòa soạn khẳng định: Chồng em thường xuyên ở nhà với em, chưa bao giờ anh ấy ra khỏi nhà vào buổi tối. Tất cả chỉ là do hai chị em cô phóng viên kia biết anh ấy có nhiều tiền mà bầy mưu hãm hại. Đề nghị… trả lại mọi thứ: Uy tín, danh dự, sự nghiệp, tiền đồ cho chồng em(!?)…
Tưởng thân bại, danh liệt, dẫu không ai chôn thì ngài Đặng tiên sư cũng biến thành “liệt sĩ” trong mắt người dân (vì những tấm ảnh nửa người nửa ngợm lấy từ băng ra vung vãi khắp nơi cùng chốn trong khuôn viên toà soạn, trên bàn làm việc của lãnh đạo, phóng viên)… ai ngờ, ông vẫn vác cái bộ mặt truỵ lạc dâm ô của ông đến các trụ sở đoàn bé, thuộc vùng sâu vùng xa (Những nơi chưa biết chuyện ông bị hai chị em nhà nọ cắm sừng) để nói về thân thế, gia cảnh, cùng lý tưởng cách mạng sáng ngời của chiến sĩ – liệt sĩ Nguyễn văn Thạc để đoàn viên thanh niên học tập, hưởng ứng phong trào “sống mãi tuổi 20” do Đoàn to phát động. Chứng kiến cảnh ngược đời này, người bảo ông có thẻ mặt dày, không lấy mo nang mà úp lại, trùm chăn nằm nhà mà còn cay cú cố gỡ chút tiền còm nhuận nói. Người bảo ông là nhà báo, nhà thơ, muốn “lưu ngôn” bằng cả hai cách, vừa chữ viết, vừa lời nói. Bây giờ tuy là nhà báo tự do, nhưng có tiền mua tiên cũng được, chờ dư luận tan đi, con gái ông trở về, ông sẽ lại dùng tiền kê lại chỗ đứng cho mình, vực cái tiền đồ tăm tối hơn tiền đồ của chị Dậu dạy (Nếu không tiếc rẻ, kiết lõ, dám chi tiền tỷ, sức mấy ông không làm được điều đó)
Còn hiện tại, không biết cái tuổi có ảnh hưởng gì đến công danh, sự nghiệp của ông không, mà sao bỗng dưng đời ông lúc này lại chó thế?  Đúng là “ma đưa lối, quỷ dẫn đường”. Nếu có thể  liệt sĩ Nguyễn văn Thạc chết thêm lần nữa, hẳn là ông sẽ lôi bộ xương khô trong mộ của anh ra ngay.

Bắc Ninh – Hà Nội 10-2005

Võ Quế Dương.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *