Home > Contend > Trang văn > Tản văn > Tản mạn câu chuyện đặc khu kinh tế ý Đảng có hợp với lòng dân

Tản mạn câu chuyện đặc khu kinh tế ý Đảng có hợp với lòng dân

Câu chuyện đặc khu mới ngày nào hừng hực cháy giống như một ngọn núi lửa tuôn trào phun ra những dòng nham thạch đến nay đã tạm thời lắng xuống, nhưng thực sự nó đã nguội lạnh rồi chăng, điều này chưa hoàn toàn đúng bởi người ta đang nghe ngóng, chờ đợi những quyết sách của lần họp quốc hội kỳ 6 xem xét thông qua luật đặc khu có nghiên cứu sửa đổi. Một chính sách của đảng xây dựng đặc khu kinh tế làm đầu tàu kéo nền kinh tế đất nước đi lên sao lại vấp phải sự phản ứng dữ dội từ đa số người dân, trong đó có nhiều nhân sĩ, trí thức, các nhà kinh tế, chính trị, quân sự… và ngay cả các nghị sĩ quốc hội. Điều này đặt ra câu hỏi vậy nghị quyết của bộ chính trị, chính phủ, quốc hội với những chủ chương chính sách phát triển kinh tế đưa đất nước trên đà hội nhập có gì chưa đúng? Chúng ta đã trải qua bao năm chiến tranh, cuộc chiến đã lùi xa tới gần 50 năm, nhưng xếp hạng kinh tế Việt Nam vẫn đứng hàng thứ 6 trong khu vực đông nam á trên Lào, Camphuchia… và thứ 42 trên thế giới, theo các chuyên gia nhận định là quá yếu, bởi quy mô dân số đứng thứ 13, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo ngang sức mua tương đương 322 tỷ USD. Một nước nhỏ láng giềng ngay cạnh là Sinhgapore dân số chỉ với 6 triệu người nhưng GDP tính đầu người của họ là 50.000 USD, còn Việt Nam bình quân đầu người hiện là 1500 USD chia ra ta kém họ gần 34 lần.

Ngay cạnh chúng ta Trung Quốc những năm 80 -90 là một đất nước đông dân nhất nhưng cũng được xếp vào hàng nghèo đói gần nhất, tuy nhiên mới chỉ một thời gian từ thời Đặng Tiểu Bình đưa ra cơ chế mở cửa hội nhập đến nay đã vươn lên thành cường quốc đứng thứ 2 về kinh tế sau Mỹ và có thể soán ngôi để thành siêu cường số 1 về kinh tế. Cuộc chiến thương mại do chính phủ của Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động đánh mạnh thuế với nhiều mặt hàng chủ lực của Trung Quốc có thể lên tới 500 Tỷ USD là một minh chứng cho thấy một nước Mỹ siêu cường không chỉ với mục tiêu nhằm tạo công ăn việc làm cho người Mỹ, mà Mỹ đang run sợ trước một Trung Quốc với những chính sách thúc đẩy nền kinh tế phát triển như vũ bão cùng các mưu mô và mộng bá chủ toàn thế giới sẽ đè bẹp người khổng lồ kinh tế số 1 Mỹ biến sân chơi thế giới thành sân chơi do ông chủ mới Trung Quốc cầm chịch.

Người ta vẫn thường nói trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết, song những ngày vừa qua được theo dõi trên các trang báo hình, báo nói, báo viết và cả báo mạng nhiều nhà kinh tế của chúng ta ngoài một chút lo lắng thì vẫn rất lạc quan thông qua cuộc chiến tranh thương mại của hai siêu cường các nước nhỏ như chúng ta sẽ được lợi bởi với hàng rào thuế sát phạt nhau lên tới 25% hàng hóa nước này muốn vào nước được nước kia sẽ thông qua nước thứ ba như Việt Nam chúng ta với thuế nhập thấp rồi chung chuyển vào nước kia. Phải chăng là quá tếu táo và hão huyền không? Khi mà cuộc chiến về quân sự đang lấy khu vực biểm Đông làm nơi tranh chấp, thì nay chảo lửa kinh tế lại ngùn ngụt cháy ở khu vực châu á Thái bình dương. Cuộc chiến của hai gã khổng lồ không chỉ là kinh tế, bởi kinh tế là cái gốc chẳng nước nào chịu để nước kia vượt mặt do đó để chiến thắng họ chẳng từ thủ đoạn nào kể cả phát động chiến tranh quân sự với những siêu vũ khí hiện đại nhất mang tính hủy diệt chứ không dừng ở cuộc chơi như những nhà triết gia của ta ảo vọng.

Việt Nam là nước nằm trong khu vực mang tầm chiến lược vô cùng quan trọng và cũng chính là nơi ai muốn thắng nhau sẽ phải chiếm được nơi này. Cách đây mấy chục năm từ 1974 khi cả nước ta dồn sức người sức của cho công cuộc giải phóng miền nam thống nhất đất nước thì chính phủ láng giềng của Mao Trạch Đông đã thừa câu nhanh chóng chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay chính phủ Ngụy quyền để rồi biến nó thành của mình, và ngay sau 1975 trung quốc giật dây đào tạo Ponpot thành đệ tử thân tín xây dựng mô hình công xã nguyên thủy gây nên nạn diệt chủng Camphuchia và đánh chiếm các tỉnh biên giới tây nam Việt Nam khiến chúng ta thiệt hại khôn kể. Năm 1979 với sự yêu cầu giúp đỡ của chính phủ lâm thời cách mạng Camphuchia bộ đội tình nguyện Việt Nam đã nhanh chóng tiêu diệt toàn bộ chính quyền Khơ me đỏ, giúp chính phủ bạn tái thiết lại đất nước sau họa diệt chủng thì ngay tức khắc ngày 17 tháng 2 năm 1979 người bạn tốt láng giềng với 16 chữ vàng đã xua quân tràn sang đánh chiếm biên giới phía bắc Việt Nam điều này càng minh chứng một điều Trung Quốc mãi là người láng giềng nhưng không tốt, luôn luôn mưu đồ xâm chiếm nước ta, sau thất bại thảm hại năm 1979 giã tâm của trung quốc không dừng lại ngày 14/3/1988 Trung Quốc phát động cuộc chiến đánh chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam khiến nỗi đau Gạc Ma mãi mãi không nguôi trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam. Nỗi lo của nhân dân về dã tâm sâm lược của Trung Quốc không dừng lại họ nhanh chóng xây dựng các đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa với một quy lớn nhằm khống chế tuyến hàng hải quan trọng nhất của vận tải thế giới. Biển Đông nằm trong khe của một bên là Việt Nam, một bên là Philippin nó chẳng khác gì lộ Hoa Dung khi xưa Quan Vũ chặn bắt Tào Tháo chạy qua khi đại bại Xích Bích. Để thành trùm số 1 nhất định Trung Quốc phải bằng mọi giá chiếm được nơi đắc địa này.

Việc ban hành luật của Đảng, Chính Phủ, ý Đảng có phải lòng dân dân, dân ta không ai muốn sống đói nghèo vậy tại sao một chính sách lớn lại vấp phải sự phản ứng dữ dội của đa số người dân, một số nơi kẻ xấu lợi dụng biến thành bạo động, các cuộc bạo động đã được dẹp yên, những kẻ cầm đầu kích động đã bị bắt, tưởng chừng sẽ thở phào nhẹ nhõm bởi chiến thắng được các cuộc biểu tình, các cuộc bạo động, và gối tay ngủ yên. Nhưng vì sao dân bạo động vì sao dân biểu tình có phải những người biểu tình là không yêu nước điều này hoàn toàn không đúng. Nó chỉ chứng tỏ dân ta rất nồng nàn yêu nước. điều mà dân nhìn thấy đó là mối lo của ba đặc khu kinh tế, Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc có thể nói địa thế hiểm yếu là ba tử đạo mà ai cũng muốn chiếm lấy.

Điều đáng lo trong dự thảo, các nhà đầu tư có thể thuê đất lên đến 99 năm, với thời gian 99 năm này điều gì sẽ xảy ra, khi các nhà đầu tư sang nhượng cho nhau. Đã là đất của tôi thuê cùng những chính sách ưu đãi đặc biệt thì ai biết bên trong đó các nhà đầu tư sẽ làm gì, với những nhà đầu tư tốt thì không đáng lo ngại, nhưng nếu là các nhà đầu tư Trung Quốc thì chúng ta có giám sát được họ không, với 99 năm như vậy có biết bao người trung quốc qua làm việc, có biết bao thế hệ con cháu họ được sinh ra, họ làm gì bên trong mảnh đất là quyền sở hữu của họ ai sẽ giám sát nổi, ngay tại Vũng Áng Trung Quốc cắm biển cấm người Việt và coi như ” Lãnh thổ của Trung Quốc” tại Đà Nẵng một loạt những lô đất nằm ở những vị trí chiến lược bao vây sân bay quân sự đã được sang nhượng cho người trung quốc, nhiều siêu thị ở Khánh Hòa, Đà Nẵng và nhiều khu du lịch nổi tiếng chỉ đề chữ Trung Quốc và cấm tất cả chỉ dành cho khách Trung Quốc vào trong…dân lo, dân kiến nghị, dân biểu tình và mạnh hơn nữa là nổ ra bạo động, họ cố tình bạo động không hẳn là như vậy, họ gõ chiêng gõ trống để thấu tai pháp đình, nhưng chưa thấy pháp đình trả lời thì họ đánh to hơn và cuối cùng Đảng đã nghe thấy. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trả lời bên hành lang quốc hội chính phủ đã lắng nghe, chính phủ đã tiếp thu và sẽ nghiên cứu kỹ trước khi thông qua quốc hội, thời gian cho thuê sẽ giảm xuống dưới mức 99 năm, nhưng dân không tin vào những lời hứa nên đã đội nắng xuống đường. Vậy nếu dân không đấu tranh không tuyên bố biểu tình liệu kỳ họp 5 quốc hội có dừng lùi việc thông qua luật đặc khu hay vẫn nhấn nút.

Thiết nghĩ các nhà làm luật phải nghiêm túc rút kinh nghiệm lấy đó làm bài học sâu sắc để mà cân nhắc, để mà sửa đổi những định chế trặt trẽ bởi đây không phải một trò đùa để khi sai thì rút kinh nghiệm. một khi đã nhấn nút thông qua thì sẽ không sao sửa lại được nữa những sai lầm dù là nhỏ nhất cũng có thể dẫn đến những hậu quả thật khôn lường.

Bài học lịch sử còn hiện hữu khi 18 vạn quân Tàu Tưởng lấy danh nghĩa đồng minh tràn vào miền Bắc giải giáp vũ khí quân đội Nhật, chính phủ lâm thời non trẻ Việt Nam mới được thành lập không được bao lâu, lúc này gánh nặng giang sơn đặt lên vai người đứng đầu đất nước, chỉ cần một nước đi sai chúng ta sẽ phải đổ bao nhiêu máu xương. Để rồi ra đời hiệp ước sơ bộ Việt – Pháp 6/3/1946 của Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh đại diện chính phủ lâm thời ký kết trước sự chứng kiến của đại diện Trung Hoa dân quốc, Anh, Mỹ là hoàn toàn sáng suốt và đúng đắn nhằm bảo vệ nền độc lập, tự chủ dân tộc trong tình thế đất nước mong manh “ngàn cân treo sợi tóc” với quan điểm thực dân pháp ở xa như con ghẻ ngoài da đuổi lúc nào nên lúc đó, còn Trung Hoa dân quốc ngay sát lách đã vào trong nội tạng thì mãi mãi không bao giờ ra. Minh chứng sống một Đài Loan đến nay vẫn là cái đinh mà mãi mãi Trung Quốc không bao giờ lấy lại.

Dân ta rất nồng nàn yêu nước và nhân dân rất thuộc sử, thuộc những bài học của ông cha và dân đã không sai khi lo cho vận nước.
Ôi tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta như vợ như chồng
Ôi tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sông
Thiết nghĩ phát triển kinh tế làm giàu cho đất nước là tâm nguyện chính đáng của toàn Đảng toàn dân, nhưng không vì thế mà phải làm kinh tế bằng mọi giá để rồi dù một sai lầm cũng sẽ phải đánh đổi bằng cả vận mệnh dân tộc và lúc đó hậu quả khôn lường không sao tính hết được và đừng nói dân sai, dân quá đáng. Dân là nước, nước có thể nâng thuyền thì nước cũng có thể lật thuyền.

Một ngày dịu trời tháng 8/7/2018
Nguyễn Đình Vinh

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *