Phàm là muốn làm việc lớn trên đời người ta phải có tài, đức và chí. Việc Nguyên Ngọc chủ trò vận động thành lập một Hội Nhà Văn độc lập là việc cực lớn, chưa kể về luật có phạm pháp không, về chính trị có mưu đồ phản động không, Nguyên Ngọc cũng cần phải có đại tài đức và đại ý chí.
Nhưng thực tế xem chừng Nguyên Ngọc chỉ có số 0 tròn như cái trán dồ bướng bỉnh của ông, y như một chú bé học sinh cá biệt bất trị vậy.
Gần đây nhất viết trên VietNam.net Nguyên Ngọc cho dạy lịch sử không nên “bồi đắp chủ nghĩa yêu nước” nữa, cũng không nên ca ngợi các bà mẹ Việt Nam Anh Hùng quá vì sẽ làm đau lòng các bà mẹ lính VNCH! Điều này từng khiến tôi nghĩ đầu óc lão già này xơ hóa thành củ chuối rồi. Bởi nấm mồ thể chế VNCH đã xanh cỏ từ lâu, nước ta đã hòa hợp, khái niệm “lính Ngụy” đã không còn, vậy mà thật kỳ quái khi đến tận hôm nay, không chỉ phía “địch” vẫn còn người “chiến đấu” mà phía “ta” cũng có kẻ tìm cách chiêu hồi như Nguyên Ngọc!
Hưởng ứng phong trào quấy rối, những mong đất nước mau loạn ly, lộn tùng phèo như Thái Lan gần bên và Ucraina vùng Đông Âu xa xôi, Nguyên Ngọc đã ra TUYÊN BỐ VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP VN, tiếp bước Quang A lập diễn đàn quấy rối hôm nào, và như Lê Hiếu Đằng trước khi trả nghiệp báo, cũng kịp ra lời kêu gọi thành lập đảng phản bội!
(Đông La tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội)
Tôi đã viết nhiều về Nguyên Ngọc, nay nhân dịp hệ trọng ông ta ra tuyên bố trên, tôi tổng kết lại những nét chính mà tôi đã viết về con người này, xem tài đức ra sao mà to gan đến thế!
xxx
Vào đời, Nguyên Ngọc đã viết những tác phẩm bằng thi pháp “người tốt việc tốt” giản đơn. Ông đã “ăn may” vì ở thời chiến người ta dễ dàng có được những chất liệu “vàng ròng” để dựng nên những tác phẩm, nên đã thành công còn hơn cả thành công. Nhưng về sau, trong thanh bình, mọi điều kiện và thời gian để viết lách dư thừa, nhưng ông lại thiếu tài và thiếu một thi pháp hiện đại nên văn tài ông như pháo tịt ngòi.
Với thành tựu trên, Nguyên Ngọc hơn đứt Nguyễn Khải, một tài danh cùng lứa. Những năm tháng dài chiến tranh ác liệt, Nguyễn Khải lúc nào cũng “bám váy vợ”, còn Nguyên Ngọc thì trực tiếp ở chiến trường cả chục năm. Vì vậy ông đã được giao trọng trách làm Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà văn VN, rồi từng dốc lòng soạn cương lĩnh văn chương, bản “Đề dẫn”, dâng lên “Đảng kính yêu” của mình như sau:
“Nói về phương hướng nội dung của văn học trong thời kỳ mới hiện nay, chúng ta muốn trước hết tập trung … vào con người… Con người mới ấy, như Đảng đã chỉ rõ, sẽ là kết quả tổng hợp cả 3 cuộc cách mạng: cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá. Đảng cũng đã sớm chỉ ra cho chúng ta… đó là con người lao động Việt Nam làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa… chủ nghĩa xã hội”.
Thật tiếc, dù “hót” hay như vậy, nhưng đúng là vải thưa không che nổi mắt thánh, Tố Hữu đã nhận ra cái khuynh hướng “lật đổ thần tượng” nên việc cân nhắc để Nguyên Ngọc lãnh đạo văn chương trở thành “một bài thơ dở” của ông. Nguyên Ngọc đã bị “rớt” ngay khi ngồi cái ghế cao sang chưa ấm chỗ. Con đường “vào Trung Ương” của Nguyên Ngọc bị chấm hết, “tầm nhìn xa” của Nguyễn Khải “nịnh dần Nguyên Ngọc đi là vừa” trở thành tầm nhìn ngắn!
Phải chăng nền văn chương hôm nay thiếu một người có tầm và có uy như Tố Hữu nên mới có tình trạng trắng đen lẫn lộn, thiện ác bất minh. Mới có trường hợp Phạm Xuân Nguyên, một tay nhận huy hiệu 30 năm tuổi Đảng, một tay ký kiến nghị tước quyền Đảng và làm bao trò sai trái, nhưng vẫn ung dung ngồi cái ghế Chủ tịch Hội Nhà Văn Hà Nội. Tôi không hiểu sao ông Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị để nguyên vậy. Phạm Xuân Nguyên đúng là được bầu lên hợp pháp nhưng không phải cứ thế là có toàn quyền phạm pháp. Vẫn còn nguyên đó bài học nhãn tiền trong công tác tổ chức cán bộ ở Liên Xô, vì sai lầm nên mới có việc một kẻ phản bội như Goóc-ba-chov lại leo lên được chức vụ tối cao TBT ĐCSLX, để rồi đập vỡ LX ra từng mảnh, đồng thời tự đập nát sự nghiệp của chính mình, thành kẻ bên lề nhục nhã, lang thang!
(Gooc-ba-chov bị Enxin chỉ mặt)
Nguyên Ngọc, khi bị “rớt” xuống làm TBT tờ Văn nghệ, diễn đàn trung tâm của Văn chương VN và là Trưởng ban Sáng tác Hội Nhà văn VN. Nếu có thực tài đức, ông vẫn có toàn quyền thực hiện những tôn chỉ văn chương từng hứa với TBT Nguyễn Văn Linh: “nghệ thuật giữ cho con người không sa xuống thành con vật” và “Cái cốt lõi của văn nghệ là tính nhân đạo”. Nhưng rồi, Nguyên Ngọc đã “nói một đằng làm một nẻo”. Ông đã khai sinh ra tên tuổi Nguyễn Huy Thiệp mà văn chương có rất nhiều chi tiết, hình ảnh, ý tứ tục tĩu, bẩn thỉu, phi luân, phi mỹ ngược với tôn chỉ văn chương trên. Từ việc cho nấu xác thai nhi cho chó ăn là “chả quan trọng gì”, chuyện bố chồng bắc ghế nhìn trộm con dâu tắm là “chẳng có gì mà xấu hổ”, đến việc mô tả anh hùng dân tộc, Vua Quang Trung, như một lẻ lục lâm thảo khấu. Những ngày hôm nay, Nguyên Ngọc lại bảo vệ luận văn của Nhã Thuyên, ca ngợi thơ của nhóm Mở Miệng, một thứ thơ bẩn thỉu, tục tĩu và hỗn hào thì Nguyên Ngọc quả là trước sau như một.
Về tài văn, tài lãnh đạo thì như thế, còn về trí?
Thứ nhất, Phạm Xuân Nguyên từng cho Nguyên Ngọc “đã từ văn hóa nghệ thuật đến văn hóa tư tưởng”, đã “truyền bá tri thức nhân loại cho đồng bào mình”. Tất nhiên do dốt, do kết bè kéo cánh mới lăng-xê nhau tùng beng như thế. Nội dịch nhan đề cuốn sách đã sai be bét thì “truyền bá” cái gì? Với cuốn Le Degré zéro de l’écriture suivi de Nouveaux essais critiques của Barthes, “Độ không” ở đây Barthes biểu đạt thái độ vô cảm của nhà văn đối với xã hội, là thứ văn chương trung tính, vậy mà Nguyên Ngọc đã dịch là “độ không của lối viết”. Lối viết là cách viết; cụ thể là dùng phương tiện gì, như bút mực, máy chữ, máy tính; còn về lý luận thì lối viết là viết theo thi pháp nào, theo cách riêng nào? “Độ không của lối viết” thì là cái gì?
Thứ hai, đối với chính trị xã hội, Nguyên Ngọc luôn có tư tưởng lộn ngược. Nguyên Ngọc ca ngợi truyện lịch sử của Huy Thiệp cho Nguyễn Huệ như giặc cỏ, Nguyễn Ánh mới là “nòi vương giả”. Nguyên Ngọc ca ngợi bằng được cuốn “Nỗi buồn chiến tranh” cho chiến thắng vĩ đại của cả dân tộc chỉ là “Nỗi buồn”! Với cuốn “Bên thắng cuộc” của Huy Đức, nhân chứng sống của cả hai phía “bên thắng” và “bên thua” đều phản ứng chuyện Huy Đức xuyên tạc sự thật thì Nguyên Ngọc lại cho là: “rất trung thực”. Gần đây như nói ở trên, trong bài viết về Phạm Xuân Ẩn trên VietNam.net, Nguyên Ngọc lại cho chúng ta trong chiến tranh đã nhìn sai về sự xâm lược, cho sự căm thù giặc là “không bình thường”; rồi cho dạy lịch sử không nên “bồi đắp chủ nghĩa yêu nước” nữa vì bị chính trị hóa! Không nên ca ngợi các Bà mẹ Việt Nam anh hùng quá vì sẽ đau lòng các bà mẹ lính VNCH!
Tôi đã viết, đầu óc Nguyên Ngọc bị xơ hóa thành củ chuối là do vậy. Nên cái danh “nhà tư tưởng” mà Phạm Xuân Nguyên phong cho Nguyên Ngọc thực chất chỉ là “tư tưởng phản động” mà thôi!
***
Theo đạo Phật, ngoài sân hận dẫn đến cái nhìn lộn ngược trên, Nguyên Ngọc cũng nhiễm độc nặng si. Đó là tính háo danh, làm dáng trí thức, luôn ảo tưởng đắm chìm vào những tri thức cao xa mà thực chất ông không hiểu gì cả.
Về cơ sở triết học của lý luận văn học, Nguyên Ngọc si mê rồi truyền bá tư tưởng của Kundera. Cần phải hiểu Kundera lấy Hiện tượng học làm cơ sở triết lý cho văn chương của mình. Trong cuộc trò truyện với Christian Salmon, Kundera nói: “Tiểu thuyết … thực hành hiện tượng học … trước các nhà hiện tượng luận”. Husserl đưa ra Hiện tượng học vì cho rằng hệ thống triết học cả duy tâm lẫn duy vật đã bỏ quên con người, ông muốn sáng lập một trường phái triết học mới: “làm rõ cảm giác của con người về thế giới này”, mô tả sự tự sinh của ý thức, ban bố cho nó ý nghĩa, là trạng thái liên khách chủ thể (Relation sujet-objet), là cái trạng thái mà Husserl gọi là sự suy tư về chính chủ thể suy tư. Nếu Descartes cho sự tồn tại của con người là sự suy tư “Cogito, ergo sum” thì Hiện tượng học của Husserl còn đi xa hơn: “Cogito, ergo cogito cogitatum”. Nghĩa là suy tư về cái tôi khi nó suy tư về sự suy tư. Husserl coi điều đó là triết học cao hơn cả duy tâm, duy vật, coi ý thức của “cái Tôi” là nguyên lý cao nhất của nhận thức, là “đặt thế giới ở trong ngoặc”, tạo cơ sở cho Chủ nghĩa Hiện sinh ra đời. Chủ nghĩa đề cao “cái Tôi”, cái hiện sống, cho con người không phải chịu ràng buộc bởi tự nhiên cũng như xã hội. Rồi đến lượt Chủ nghĩa Thực dụng ra đời, cũng dựa trên triết lý của “cái Tôi”, “Chỉ có cái gì có lợi cho tôi sẽ là chân lý”!
Những triết lý duy tâm chủ quan trên không chỉ ngược với triết học Mác mà còn ngược với cả Đạo Phật và luân thường đạo lý phương Đông. Đạo Phật cho cái Tôi là không thật. Luân thường đạo lý của Phương Đông coi khiêm cung là thái độ sống cần khuyến khích, đề cao.
Như vậy tư tưởng nghệ thuật của Kundera cũng ngược với tư tưởng của Barthes nói ở trên, nghĩa là Nguyên Ngọc “đếch” biết gì nên mới sùng bái hai cái ngược nhau!
Nguyên Ngọc cũng còn ca tụng Lê Đạt là một “người hiền”. Lê Đạt chắc phải có những gì đặc biệt thì Nguyên Ngọc mới ca tụng thế. Quả đúng vậy, ngoài chuyện sáng tác như mọi người, Lê Đạt có tham vọng đổi mới thơ dựa trên Vật lý hiện đại. Một người có trình độ cấp II như Nguyên Ngọc đọc Lê Đạt bàn về đổi mới từ lý lẽ dựa trên những khái niệm của Vật lý như Entropy, phát xạ năng lượng, lượng tử… thì đúng là sợ vãi đái thật. Nhưng với tôi và những người hiểu vật lý thì Lê Đạt sai toét
Lê Đạt viết: “Đổi mới là tạo ra ăngtropi âm”. Tôi đã viết trong cuốn Bóng tối của ánh sáng: “Trong cơ học thống kê”, entropy là đơn vị đo lường mức độ hỗn loạn của hệ. Sự tăng độ hỗn loạn, sự đổ vỡ cái cũ là một quy luật khách quan, người ta chỉ có thể can thiệp bằng việc tiếp thêm năng lượng để có thể giảm sự hỗn loạn hoặc cao nhất cũng chỉ giữ được trạng thái trật tự cũ. Trong khi đó ngược lại, đổi mới thơ ca nói riêng và nghệ thuật nói chung là phải xóa bỏ cái trật tự cũ để sinh ra cái mới”. Như vậy Lê Đạt nói như trên là nói ngược.
***
Ở đời có ai mà không sai, chính Einstein, nhà bác học vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại cũng sai, nhưng để nhìn thấy cái sai cần phải phá chấp, phải có trí cao, tâm sáng. Lẽ ra Nguyên Ngọc phải thấy được là mình sai. Nhưng theo Tô Nhuận Vỹ trong To Nhuan Vy Nha van Viet nam: Doi moi va hoi nhap:
“Nguyên Ngọc cũng chua xót: “Đọc Pasternak, tôi thấy bi kịch Zhivago vẫn là của một người đứng ngoài, đứng trên cả nước Nga mà đau. Còn bi kịch của tôi: một người trong cuộc, đảng viên, cầm súng, nhiệt tình xây dựng chủ nghĩa xã hội mấy mươi năm. Thế mà tại sao tình yêu của chính mình lại bị dày đạp đến như vậy”.
Vậy là Nguyên Ngọc vẫn thấy mình bị oan. Chính vậy, từ khi bị thất sủng sau vụ “đổi mới” ngược, ông luôn hành động bằng trí thấp, tâm tối, và sự vô minh của ông thì càng ngày càng tăm tối hơn! Việc ra TUYÊN BỐ VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP VN hôm nay, không biết là lần cuối chưa, là một hành động như thế.
Như nói ở trên, Nguyên Ngọc từng được Đảng kỳ vọng trao vị trí Bí thư Đảng Đoàn Hội Nhà Văn Việt Nam một cách chính danh, chính thống, với đầy đủ quyền uy và các điều kiện. Vậy mà ông không làm nổi. Nguyên nhân chính là do ông quá kém chứ không phải do ông thông minh vượt thời đại như bầy đàn băng nhóm xưng tụng. Ông đã vấp ngã bởi chính sự kiêu căng, tự phụ của mình mà bọn xu nịnh bơm lên thành bản lĩnh, dũng khí! Bây giờ, với trí thấp, tâm tối và tài lộn ngược, ông tụ tập một nhóm nhà văn ô hợp thì làm được trò gì?
***
Liếc qua cái danh sách BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP VN, ngoài thứ 1, “Nguyên Ngọc – nhà văn (Trưởng ban)”, còn có 60 người, trong đó có mấy nhân vật tôi biết rõ, kể cả người từng thân thiết với tôi:
Đứng thứ 2, ngay sau Nguyên Ngọc là “Bùi Chát – nhà thơ”. Bùi Chát chính là thành viên chủ chốt của nhóm Mở miệng, đã sáng tác thơ theo cái thẩm mỹ phản thẩm mỹ, chất liệu thơ là tất cả những gì xấu, bẩn, lưu manh, phản luân lý. Điều này dựa trên cơ sở lý luận đã sáng tác thì phải mới. Có điều muốn mới mà hay thì người ta phải có thực tài, như bên sinh học tạo ra giống mới tốt hơn vậy. Còn bất tài, tôi cao, trí thấp, tâm tối thì chỉ cho ra được tác phẩm lập dị, như quái thai mà thôi!
Trong danh sách, thứ 21 là “Hoàng Hưng – nhà thơ, dịch giả”. Nói tới Hoàng Hưng với tôi là cả một trời kỷ niệm. Tôi gặp anh đúng lúc đời tôi đang ở đúng cái đáy của đồ thị chứng khoán. Tôi còn nhớ khi tâm sự với anh chuyện cơ quan nó “chơi” tôi, anh bảo: “Đúng là bọn Maphia”. Trong giao tiếp Hoàng Hưng rất dễ thương. Hồi ấy anh ra tập “Ngựa biển” bị đánh tơi bời vì có phần “thi pháp” có thể xem là tiền bối của nhóm Mở Miệng, với những câu thơ từng nổi tai tiếng như “Bạn ơi giao hợp nơi đâu”; “Đờm, dãi, thịt, da, tinh, khí, phì, phào”;… Tính tôi vốn rất thoáng, chính vậy tôi đã lấy vợ là “cháu cha” có một chú ruột là cha tuyên úy của Quân lực VNCH đang bị tù, nên cũng tôn trọng quan điểm thẩm mỹ của Hoàng Hưng, vì trên thế giới nó cũng thế. Chính tôi cũng đã viết mấy chữ bảo vệ Hoàng Hưng. Nhưng rồi tôi phải “chia tay hoàng hôn với anh” vì cái tôi của anh quá cao, tôi tôn trọng việc anh theo quan điểm văn chương nào đó tùy anh, nhưng anh cho nó là “siêu nhất” thì tôi lại chống lại. Cũng như tôi không chấp chuyện vợ tôi là cháu cha tuyên úy, nhưng tôi sẽ chống lại ngay nếu “bả” cho chú cháu “bả” là sáng ngời chính nghĩa. Rất may là trong gia đình vợ tôi không bao giờ bàn chuyện đó. Rồi không biết có phải do Hoàng Hưng bị tù mấy năm không, khuynh hướng chính trị của anh cũng có vấn đề, như anh thần tượng cái ông “tống đi đâu” Tống văn Công chẳng hạn. Chính vì thế tôi đành “gút bai” anh thôi. Dù tình riêng thực lòng bây giờ tôi vẫn “nhớ” anh!
Đứng thứ 32 là “Nguyễn Duy – nhà thơ”. Tôi từng làm thơ về ông này:
Thanh Hóa có một Nguyễn Duy
Nổi danh từ một cuộc thi văn nghề
Thơ Duy đậm chất đồng quê
Cua, ốc rơm, rạ mang về vinh quang.
Nguyễn Duy là người hoạt ngôn, hóm, tếu, tinh, nên rất được lòng độc giả Việt Nam vốn đều xuất thân từ làng quê. Tôi thích câu thơ tinh về quê của Nguyễn Duy: “Vỏ ốc trắng những luống cày phơi ải/ Bờ ruộng bùn lấm tấm dấu chân cua”. Tôi cũng thích câu trải về lính cũng của Nguyễn Duy: “Có người ngủ thế thành quen/ Đã nghe sợi tóc bạc trên tay mình”. Nhưng đây là thơ khéo viết để người ta thích chứ không phải để người ta phục vì chả chứa đựng ý gì cao sâu cả. Như hai câu của anh Hữu Thỉnh: “Một mình một mâm cơm/ Ngồi bên nào cũng lệch” và hai câu của tôi: “Con bỗng giật mình thấy nhăn nheo giọt nước mắt/ Có già nửa phần buồn và non nửa phần vui”, chúng là những câu chữ nhỏ bé nhưng lại chứa đựng được cả sự hy sinh lớn lao của dân tộc ta sau khi trải qua một cuộc chiến khốc liệt. Đặc biệt Nguyễn Duy có tư tưởng rất phản tư tưởng khi viết câu “Dù bên nào thắng thì nhân dân cũng đều thất bại” mà Huy Đức (San “hô”) đã trang trọng dùng làm đề từ cho cuốn “Bên thắng cuộc”. Cả Huy Đức và Nguyễn Duy đều ngu ở chỗ nước ta không gây chiến để rồi mong giành thắng lợi, để rồi nhân dân phải thất bại! Vì vậy hôm nay Nguyễn Duy có tên trong danh sách của Nguyên Ngọc cũng là tất yếu thôi!
Rồi thứ 35 là “Nguyễn Huệ Chi – nhà nghiên cứu văn học”, một “chấy thức” đã quá quen với cộng đồng mạng qua trang bọ xít. Về Hán Nôm, Huệ Chi có tài “đạo văn” của cả Vua, “cướp chữ” của cả thầy, “đoạt thai, hoán cốt” văn của cả trò. Về triết học có công “vạch áo thầy Cao Xuân Huy cho thiên hạ xem lưng”. Về trình độ khoa học thì cứ ngỡ mình khác con ruồi, con bò, nhưng với quy luật vật lý trong một “công trình” nghiên cứu của ông ta thì ông ta cũng chỉ như con ruồi, con bò mà thôi!
Thứ 36 là “Nguyễn Quang Lập – nhà văn”. Về văn tài dường như Lập cố bắt chước cho giống đàn anh Nguyễn Huy Thiệp- “thành tựu đổi mới văn chương” của Nguyên Ngọc. Lập viết về kỷ niệm tuổi học trò, đã kể chuyện từng cùng lũ bạn “trẻ con bảy, tám tuổi góp tiền lại xử sờ bướm bạn gái”; rồi chuyện “đít thằng Thanh đang nhoáy trên bụng thím L”; về tâm không kẻ nào bất nhân hơn khi Lập cho rằng anh Võ Điện Biên dùng xác cha mình là cố ĐT Võ Nguyên Giáp để kinh doanh, chọn chỗ chôn như vậy là để phục vụ dự án du lịch!!! Còn khi Lập cho việc đóng đinh vào đầu, đục răng, đục đầu gối các chiến sĩ bị tù ở các “Địa ngục trần gian” dười thời VNCH không phải là ác mà chỉ là “khai thác thông tin” thì về nhân, Lập đã mất nhân tính, về tư tưởng thì chỉ có thể nói là phản động! Và chắc đã ăn tiền nên buộc phải nói đen thành trắng như thế, chứ người bình thường nào có thể nói thế?
Thứ 44 là “Phạm Xuân Nguyên – nhà phê bình văn học, dịch giả”, thằng này viết nhiều rồi, chán “đếch” muốn nói tới nữa.
Người cuối cùng tôi muốn nói đến cũng là thứ chót 60, “Vũ Thư Hiên – nhà văn (Pháp)”. Với cuốn “Đêm giữa ban ngày”, sách gối đầu giường của những người coi thể chế Việt Nam là thù địch, ông Hiên đúng là đã phạm tội ác trời không dung đất không tha, chỉ từ nghe hơi nồi chõ, đã vu cáo, bôi đen Hình tượng Bác Hồ, lãnh tụ vĩ đại của một đất nước mà nhân dân đã coi như thần thánh. Tôi đã hỏi “thánh nữ” Vũ Thị Hòa:
“Cô có thấy linh hồn Bác Hồ không? Nếu đúng như kẻ xấu viết về Bác có nhiều tội ác được che giấu, kể cả chuyện giết chính vợ, con bí mật của mình, linh hồn Bác cũng bị đầy địa ngục sao?”
Cô trả lời:
“Không phải đâu, bọn chúng xuyên tạc đấy, em thấy linh hồn Bác đang ở cõi thánh rực rỡ lắm. Bác Giáp cũng vậy. Không phải ai cũng được như vậy đâu. Đa số bị đầy khổ sở lắm”.
***
Cũng như hiện trạng của đất nước, Hội Nhà Văn Việt Nam tất cũng còn nhiều vấn đề. Mấy năm nay tôi chú tâm “uýnh” bọn “rận” nên tôi không đọc báo Văn Nghệ, không biết Hội Nhà Văn như thế nào. Chỉ riêng việc liên quan đến tôi là chuyện vừa rồi tôi gởi cuốn Bóng tối của ánh sáng dự xét giải thưởng hàng năm của Hội. Tôi tự tin gởi vì từ những vị lãnh đạo lĩnh vực lý luận phê bình VHNT như anh Hồng Vinh, anh Đào Duy Quát, rồi anh Hữu Thỉnh là Chủ tịch HNV, đến các nhà phê bình như anh Hồng Diệu, anh Nguyễn Văn Lưu, anh Mai Quốc Liên, rồi đến bạn đọc đều đánh giá cao cuốn sách. Anh Mai Quốc Liên khó tính thế mà còn mua 5 cuốn để tặng bạn bè, nhà văn Vũ Hạnh mua 3 cuốn, còn bạn đọc có người mua 30, 20, 10 cuốn để tặng nhau. Vậy mà Ban Lý luận phê bình của Hội Nhà Văn VN đã loại nó. Chính một vị lãnh đạo chủ chốt của Hội đã nói trực tiếp với tôi: “Cái Ban ấy toàn những đứa nó cho Luận văn Nhã Thuyên 10 điểm thì làm sao chúng bỏ phiếu cho em được”.
Nói Hội Nhà Văn hiện tại còn nhiều vấn đề chính là vì như thế! Nhưng cũng như đất nước, những gì còn sai trái thì sửa dần, có đâu lấy cớ để lập nước khác làm loạn để rồi cùng nhau khốn khổ. Thực chất việc lập Hội Nhà Văn riêng chẳng qua chỉ vì cay cú, ghen ăn tức ở, chưa nguôi tham vọng quyền thế. Nhà nước tước quyền, không cho quyền thì giờ mình tự phong cho mình.
Trong lời Tuyên bố có ghi: “Văn đoàn độc lập Việt Nam là một tổ chức của xã hội dân sự”. Điều này chứng tỏ Nguyên Ngọc đã học tập chiến hữu “rân trủ” Quang A.
Sau khi con đường dùng IDS “xe tăng tri thức” (think-tank) “bắn phá” thể chế thất bại, kiến nghị “lật pháp” thất bại, nhóm Nguyễn Quang A (luôn có Nguyên Ngọc) lại lập ra Diễn đàn xã hội dân sự để tiếp tục hoạt động. Với mục tiêu “góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ”. Chỉ từ việc dùng từ cho sự lãnh đạo toàn diện của Đảng là sự cai trị đã là phản động, đã có thể “tóm” được rồi, vì chỉ có kẻ thù của thể chế mới xuyên tạc bản chất sự lãnh đạo của Đảng như thế!
Vì vậy, việc Nguyên Ngọc lập Hội văn riêng cũng chứng tỏ có tham vọng chính trị chứ không đơn thuần là chuyện văn chương. Mà văn chương qua ngôn ngữ nghệ thuật dẫn dắt tất sẽ tác động đến tư tưởng, tình cảm người dân mạnh nhất, lại được tự do in ấn, phát tán từ nước ngoài, chắc chắn sẽ có sức phá hoại khủng khiếp!
***
Nhưng với một nhóm “Nhà văn” với nhân cách và nhân tài nhầy nhụa như trên mà VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP cái thứ gọi là VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP với những lời lừa mị lung linh bảy sắc cầu vồng của bong bóng xà phòng như sau:
“Một trong những chức năng quan trọng nhất của văn học là thức tỉnh lương tri và bồi đắp đạo đức xã hội…. chúng tôi, những người cầm bút ký tên dưới đây, quyết định vận động thành lập một tổ chức độc lập của các nhà văn viết bằng tiếng Việt ở trong nước và ngoài nước, lấy tên là Văn đoàn độc lập Việt Nam, với mong muốn góp phần tích cực xây dựng và phát triển một nền văn học Việt Nam đích thực, nhân bản, dân chủ, hiện đại, hội nhập với thế giới, có thể đóng vai trò tiền phong đúng như nó phải có trong sự nghiệp phục hưng văn hóa, phục hưng dân tộc mà lịch sử đang đòi hỏi”.
Chúng ta thấy y như ngày nào Nguyên Ngọc viết bản “Đề Dẫn” dâng lên “Đảng kính yêu” vậy!
Chắc ngoài những “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, những người tử tế thì chỉ có những nhà văn nhẹ dạ cả tin mới tin mà xin nhập cái “Hội Ngọc củ chuối” mà thôi. Chỉ cần có chút suy xét và tỉnh táo, chẳng ai lại đâm đầu vào cái hố rác nhầy nhụa ấy!
***
Đã vào tuổi U90 vài năm, lẽ ra Nguyên Ngọc phải dọn mình để chuẩn bị ra trước tòa tâm linh chịu luật nhân quả của thế giới linh thiêng, một thế giới hoàn toàn công minh. Y như theo tỷ trọng của vật lý vậy, kẻ gieo nghiệp nặng, nghiệp ác, linh hồn sẽ nặng, phải chìm xuống tầng dưới chịu đầy đọa, ngàn vạn lần khổ ải hơn cõi phàm trần; linh hồn người sống thiện đức, công chính sẽ siêu thoát lên cõi tinh khiết, thung dung cực lạc.
Tiếc là với thế giới hữu hình sờ sờ rước mắt Nguyên Ngọc còn không phân biệt được đúng sai thì làm sao hiểu được cõi vô hình linh thiêng kia? Ái ngại thay!
12-3-2014
ĐÔNG LA