Home > Contend > Phê bình lý luận > Truyền thông phương Tây: Mỹ là thủ phạm làm tan nát Ukraine

Truyền thông phương Tây: Mỹ là thủ phạm làm tan nát Ukraine

Kiev đang muốn dẹp đuổi đám đông khỏi Maidan Nezalezhnosti (Quảng trường Độc lập) – biểu tượng của cuộc cách mạng dân chủ ở Ukraine, bất chấp hậu quả sẽ phải nhận.

Truyền thông phương Tây: Mỹ và EU đang gây tội ác ở Ukraine

“Với sự ủng hộ cuộc đảo chính ở Ukraine và những hành động phạm pháp của chính quyền mới, phương Tây đang thực sự trở thành người đồng lõa của những kẻ tội phạm” – ngày càng có nhiều các nhà báo phương Tây cố gắng đem kết luận như vậy tới độc giả của Liên minh châu Âu và trên toàn thế giới.

Người Nga nói chung không còn ngạc nhiên trước sự dối trá của các phương tiện truyền thông phương Tây để dựng lên hình ảnh nhà độc tài Nga thô bạo kìm hãm một Ukraine “yêu chuộng tự do, hướng tới dân chủ và Liên minh châu Âu”, giật dây cuộc khủng hoảng và thậm chí chuẩn bị tấn công Ukraine.

Từ năm 2008, người Nga đã hết tin vào câu chuyện cổ tích tuyệt vời của tự do ngôn luận phương Tây. Khi đó, báo chí và truyền hình phương Tây đã không hề dành dù chỉ một dòng để đưa tin về cuộc tấn công quỷ quyệt của quân đội Gruzia vào Nam Ossetia ngày 8 tháng 8.

Việc quân đội Nga đến trợ giúp nhân dân Ossetia, ngăn chặn thảm họa đối với thường dân được phương Tây đồng thanh hô hào là cuộc xâm lược “nước Gruzia dân chủ nhỏ bé.”

Ngay cả khi Nga cung cấp những bằng chứng không thể chối cãi về hành động của Gruzia mà phương Tây buộc phải thừa nhận, Nga vẫn không nhận được một lời xin lỗi nào về những cáo buộc vô lý.

Giờ đây, Nga được mệnh danh là “kẻ gây nên cuộc khủng hoảng ở Ukraine”, Mỹ và EU liên tiếp áp dụng các biện pháp cấm vận hết sức vô lý đối với Moscow. Tuy nhiên, thời gian trôi qua đã tạo cơ hội cho các nhà báo phương Tây tìm hiểu khách quan diễn biến sự kiện.

Hoa Kỳ chính là thủ phạm làm tan nát Ukraine

Ví dụ, cách đây vài ngày trên báo “Rebelion” (Tây Ban Nha) xuất hiện bài viết có tựa đề “Mỹ và NATO: Vương quốc của sự dối trá” (Estados Unidos y la OTAN: un mercado de mentiras).

Bài viết nói rằng, “cuộc đảo chính ở Ukraine ngày 22 tháng 2 năm 2014 (với sự hỗ trợ tài chính, vật chất và sự “tư vấn về phương pháp tiến hành” cùng “các hoạt động ngoại giao công khai và bí mật” của Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ), đã gây nên khủng hoảng nghiêm trọng, dẫn đến bạo loạn trong nước và đe dọa đẩy Ukraine vào nội chiến”.

Tác giả bài báo lưu ý rằng, để gạt sang phía Nga toàn bộ trách nhiệm về tình hình khủng hoảng của Ukraine, giới lãnh đạo và truyền thông phương Tây đã sử dụng “sự dối trá và thông tin sai lệch” như một phương tiện “đánh lừa dư luận”.

Trên thực tế, nguyên nhân dẫn tới việc Crimea tách ra khỏi Ukraine và phong trào phản đối ở đông nam nước này chính là thái độ không đồng tình của người dân về hiện thực mới tiêu cực ở Ukraine là phản đối hành động “thay thế chính phủ bằng vũ lực, dựng dân chủ trên đầu mũi súng”.

Sự thao túng của các phần tử phát xít trong chính phủ cũng đã được nhắc tới trong bài viết “Những biểu tượng quốc xã chính thức hiện hữu ở cấp nhà nước Ukraine” (Simboli nazisti ufficializzati in Ucraina a livello statale) của báo “L’Espresso” – Italia.

 

Cả Nga, EU và Hoa Kỳ đều đổ lỗi cho nhau trong cuộc khủng hoảng chính trị Ukraine

Người viết tỏ ra bất bình khi chính phủ Ukraine nhắm mắt làm ngơ trước các cuộc tuần hành phát xít, dùng quân đội đàn áp người dân và phe đối lập, đe dọa nhà báo muốn phản ánh sự kiện một cách độc lập.

Còn phương Tây “mắt nhắm mắt mở”, mặc kệ truyền thông và các chính trị gia phương Tây thêu dệt trắng trợn, cáo buộc Nga đưa quân đến Ukraine, im lặng trước sự thật Kiev dùng lính đánh thuê trong hoạt động đàn áp.

Theo các tác giả, lý do của thái độ như vậy từ phương Tây không gì khác ngoài nỗ lực mở rộng vùng ảnh hưởng của EU, Mỹ và NATO, đồng thời muốn cô lập Nga, bứt Ukraine ra khỏi mối quan hệ gắn bó với Nga, mặc dù tăng cường quan hệ hoàn toàn nằm trong lợi ích của bản thân Ukraine.

Những bài báo được nêu đang xuất hiện ngày một nhiều hơn trên các phương tiện truyền thông thế giới nhưng không có nghĩa đủ để tác động tới quan điểm của các chính trị gia, những người theo đuổi mục đích cụ thể – lôi kéo Ukraine vào “chuỗi vệ tinh của phương Tây” nhằm đạt mục đích bao vây, cô lập nước Nga.

Điều này được chứng minh bằng chiến thuật của quân đội Ukraine ở khu vực đông nam. Như người chỉ huy các lực lượng dân quân của Novorossia, ông Igor Strelkov (Girkin) cho biết, ở Slovyansk nơi ông đã chỉ huy phòng thủ hơn hai tháng, quân đội đã sử dụng pháo kích và đánh bom để phá hủy trước hết các cơ sở hạ tầng và công nghiệp, tước việc làm của người dân, chuẩn bị tương lai cho họ trở thành sức lao động giá rẻ tương lai ở EU.

Quân đội Ukraine trong chiến dịch trấn áp miền Đông

Thực tế, những gì mà giới quân sự đang thực hiện theo chỉ thị từ chính quyền Kiev là tội ác diệt chủng. Hỗ trợ cho những hành động này, phương Tây đang trở thành người đồng lõa của tội phạm.

Sự vô nguyên tắc của Hoa Kỳ đẩy Ukraine vào tình trạng hỗn loạn

Hôm 10-7, Tổng Công tố viên Ukraine Vitaly Yarema đã chỉ đạo Bộ Nội vụ và Cơ quan An ninh phải có biện pháp giải phóng trung tâm Kiev khỏi các đối tượng “tự coi mình là người Maidan”. Đất nước Ukraine đang lao đao với cuộc nội chiến ở khu vực đông nam, giờ đây có nguy cơ hoàn toàn chìm nghỉm trong sự hỗn loạn.

Cuối năm 2013 và đầu năm 2014, hàng chục ngàn người ở Maidan đã đòi Tổng thống Yanukovych phải từ chức vì không đồng ý ký “hiệp định nô dịch” về với EU. Ông Yanukovych bỏ chạy khỏi Kiev vào tháng Hai, Ukraine bầu chọn một tân tổng thống – ông Poroshenko – nhưng trên Maidan vẫn còn những chiếc lều và các thành viên tham dự “cuộc cách mạng”.

Họ không chỉ tồn tại mà thực hiện nhiều việc làm gây khó chịu cho nhà cầm quyền mới. Những người Maidan bắt đầu bất bình về giá cả và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, cũng như thực tế những nhà đầu sỏ chính trị mới lại lên nằm quyền. Họ đồng thời đòi quân đội phải hành động cương quyết hơn nữa trước “các phần tử ly khai thân điện Kremlin” ở phía đông nam đất nước.

Nhưng may ra Kiev chỉ đủ sức thực hiện đòi hỏi cuối cùng với cái giá là tổn thất lớn về người, trang thiết bị và một Donbass bị tàn phá. Điều này không thể ngăn nền kinh tế đất nước trượt xuống bờ dốc sụp đổ. Kiev đi tới quyết định rằng dễ hơn hết là gạt những người đang lớn tiếng la hét khỏi trung tâm thủ đô.

Lực lượng dân quân Donbas tại Slavyansk ngày 16-4

Người Maidan không chịu nhượng bộ và phe đối lập giờ đây đang nắm quyền đã đe dọa sử dụng vũ lực để giải tán quảng trường. Có nghĩa họ định dùng tới biện pháp gay gắt mà phương Tây từng ngăn cấm Tổng thống hợp pháp Yanukovych và lấy Tòa án Hague để đe dọa ông này, khiến ông phải chạy trốn khỏi Kiev.

Đây chính là một ví dụ về tiêu chuẩn kép của “Dân chủ kiểu phương Tây”. Ngoài ra, còn có những ví dụ khác.

Tổng thống Yanukovych không được phép giải tán người biểu tình để khôi phục trật tự hiến pháp, còn tân tổng thống và nhà tài phiệt Poroshenko thì có thể. Người Maidan được quyền chiếm giữ các tòa nhà và tấn công cảnh sát, còn lực lượng dân quân đông nam thì không.

Tổng thống Syria Bashar Assad không thể sử dụng quân đội chống những kẻ khủng bố đã sử dụng vũ khí hóa học, còn Tổng thống Poroshenko có toàn quyền huy động pháo hạng nặng, xe tăng và máy bay đàn áp người dân và lực lượng dân quân chưa hề làm bất kỳ hành động khủng bố nào.

Kosovo có thể tách khỏi quốc gia Nam Tư đã bị chia cắt bởi lực lượng NATO, còn Donbass và Crimea đứng trước nguy cơ các phần tử phát xít lên nắm quyền, đe dóa đến vận mệnh của khu vực và cư dân, đã vùng lên chống lại, thì không có quyền tách khỏi Ukraine.

Bốn Ngoại trưởng của Nga, Pháp, Đức, Ukraine đàm phán tại Berlins (Đức)

Cách tiếp cận đơn điệu, có lợi cho Mỹ và các đồng minh đã được khai thác một cách ngẫu nhiên, triệt để kể từ khi Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa sụp đổ. Giá như những điều này dẫn đến kết quả tích cực! Đáng tiếc thay, ở những nơi người Mỹ áp dụng tiêu chuẩn kép, cố gắng áp đặt quy tắc thì họ chỉ nhận được những tình hình hỗn loạn. Ví dụ gần đây nhất là Iraq và dường như tiếp theo sẽ đến lượt Ukraine.

Vào lúc này, các thế lực vũ trang trung thành với Kiev đang ra sức đối đầu với lực lượng dân quân, họ không nương tay tàn phá các thị trấn và làng mạc, bắn giết dân thường, tạo nên dòng tị nạn hàng ngàn người chạy sang Nga, rồi lại tiếp tục nã pháo vào các xe chở người tị nạn.

Đặc biệt tỏ ra nhiệt tình tham gia các hoạt động trừng phạt là những ngươi Maidan giờ đây đứng trong hàng ngũ Cận vệ Quốc gia. Thời gian qua, Tự vệ Maidan và Tổ chức cực đoan Pravyi Sector đã trở thành công cụ trấn áp dân quân miền Đông đắc lực nhất của Kiev, họ sẽ hành động như thế nào nếu ông Poroshenko dùng vũ lực xua đuổi các “bạn chiến đấu” khỏi quảng trường trung tâm Kiev?

Họ đã nhiều lần đe dọa sẽ cùng với vũ khí trong tay trở về Kiev và “xử lý” chính quyền mới, những kẻ phản bội “cuộc cách mạng Maidan”. Nếu lời đe dọa này trở thành hiện thực, lực lượng đang là nòng cốt của Vệ binh quốc gia quay súng “phản chiến” thì Ukraine sẽ chìm trong sự hỗn loạn hoàn toàn.

Lúc đó, chính Hoa Kỳ – bên từng ra sức tiếp tay và thổi phồng “cuộc cách mạng” này – sẽ trở thành kẻ phải chịu trách nhiệm chính trong thảm họa Ukraine.

Toàn Thắng

 

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *