Home > Contend > Tác giả tác phẩm > Chuyện tình Gia Cát Lượng với người vợ nhan sắc ‘ma chê, quỷ hờn’

Chuyện tình Gia Cát Lượng với người vợ nhan sắc ‘ma chê, quỷ hờn’

Gia Cát Lượng một kỳ nhân với bộ óc thông minh hơn người, nhưng trớ trêu ông lại lấy vợ tài năng song dung nhan lại vô cùng xấu xí. Tuy nhiên nhan sắc thực còn ẩn khuất.

Về việc Gia Cát Lượng lấy vợ thì sách “Tương Dương ký” chép rằng: “Ở miền Nhữ Năm có một danh sĩ là Hoàng Thừa Ngạn, tính tình thanh cao, khoát đoạt và thành thực. Ngạn đến bảo với Lượng rằng: “Nghe anh kén vợ, tôi có đứa con gái xấu xí, đầu vàng, da đen, nhưng tài năng có thể phối hợp với anh được”. Lượng bằng lòng tức thì Ngạn đem con gái đến cho”. Người đương thời rất buồn cười về chuyện ấy, nên trong làng xóm hay nhắc câu: “Mạc học khổng Minh trạch phụ/ Chi đắc A Thừa xú nữ” lẫn đức độ của Gia Cát Lượng trước khi chấp nhận cuộc hôn nhân này.
Dù sắc đẹp của Nguyệt Anh xấu đẹp thế nào đến nay vẫn còn gây tranh cãi, song người ra đều đồng ý rằng, bà là một người phụ nữ có tài hoa xuất chúng, thông thiên văn, tường địa lý, bát quái ngũ hành, kì môn độn giáp, ngay cả binh pháp bà cũng rất am hiểu. Gia Cát tiên sinh thông binh pháp, ít nhiều phải kể đến công lao của bà. Trong một vài tư liệu cũng có ghi, các phát minh “mộc ngưu lưu mã” , “nỏ bao” của Khổng Minh cũng đều có sự tham gia giúp đỡ của Hoàng Nguyệt Anh. Và cũng ít ai biết rằng “Long Trung sách” của Gia Cát Lượng cũng dựa trên sự gợi ý ít nhiều của bà. Nói chung Hoàng Nguyệt Anh là một hậu phương vững chắc và trợ thủ đắc lực của gia Cát Lượng, góp phần không nhỏ vào các thành công cuả ông sau này.

Gia Cát Lượng cùng người vợ Nguyệt Anh Ly kỳ những ghi chép và giai thoại

Sách “Khổng Minh đại truyện” có ghi rõ, thừa tướng Gia Cát sau khi xuất sơn, mọi việc ở nhà đều được Gia Cát phu nhận chu toàn, vợ chồng tương kính, chưa bao giờ xảy ra mâu thuẫn hay xung đột gì. Nếu không nhờ có bà, Khổng Minh tiên sinh chưa chắc đã có thể toàn tâm phò trợ cho chủ tướng Lưu Bị.

Quà tặng người tình: Chiếc quạt lông
Tương truyền, vì ham mê võ nghệ, Hoàng Nguyệt Anh, với cái tên cúng cơm A Sửu, theo dọc danh dự trên núi. Sau khi hoàn thành việc học võ, bà được vị sư phụ tặng cho chiếc quạt lông vũ, cùng với hai chữ “minh”, “lượng” và dặn dò: “tên hai chữ này chính là đức lang quân như ý của con”.
Gia Cát Lượng trong lần đầu tới cầu hôn, cô gái xấu xí tóc vàng, da đen đã tặng chàng một chiếc quạt lông và hỏi: “Gia Cát tiên sinh, có biết tại sao tôi lại tặng ngài quạt lông không?” Gia Cát Lượng nói: “Là lễ nhẹ nhưng nghĩa tình thì nặng phải chăng?” A Sửu cô nương nói: “Còn ý nghĩa thứ hai?”. Gia Cát Lượng suy nghĩ mà không thể giải đáp. A Sửu nói tiếp: “Thưa Gia Cát tiên sinh, tiên sinh vừa cùng gia phụ đàm luận thiên hạ đại sự, tâm mang đại kế, khí vũ hiên ngang, say mê hứng thú. Nhưng mà, tôi phát hiện khi ngài nói tới Tào Tháo, Tôn Quyền thì chân mày hiện rõ ưu tư. Tôi tặng ngài chiếc quạt này là để ngài che mặt những khi như vậy”.

Kỳ nhân Gia Cát Lượng

Qua câu nói đầy ngụ ý của Hoàng Nguyệt Anh, Gia Cát Lượng có thể thấu hiểu được tâm ý của bà không muốn chồng mưu sự bất thành vì dao động tình cảm, và món quà bà tặng sẽ như thứ bảo bối giúp ông che giấu cảm xúc, suy nghĩ thực sự trước đối phương. Sau khi kết duyên cùng tài nữ Nguyệt Anh quạt lông vũ trở thành vật bất ly thân với Khổng Minh – Gia Cát Lượng. Ông luôn coi nó như thứ bấu vậy luôn phải nâng niu trân trọng. Chiếc quạt cùng áo bát quái và người vợ gắn bó từ thuở hàn vi vẫn là những bảo vật đáng giá nhất mà Gia Cát Lượng luôn gìn giữ bên mình.

Đường con cháu của nhà Gia Cát
Anh ruột của Gia Cát Lượng là Gia Cát Cẩn làm quan tại Đông Ngô với Tôn Quyền. Khi chưa có con, Gia Cát Lượng xin người con của Gia Cát Cẩn để làm đích tử và phong cho chức phò mã, nhưng với lòng công bình chính trực, Gia Cát Lượng xin Cẩn cho con đi vận chuyển lương thực thi hành quân dịch như các binh sĩ khác. Sau khi Gia Cát Lượng sinh được hai con trai thì cho cháu của Cẩn về Đông Ngô hội họp với ông, vì con của Cẩn là Kiều đã chết ở mặt trận. Con cả của Lượng và cháu đích tôn đều bị chết trong những cuộc đánh quân nước Ngụy và con thứ hai của Lượng là Gia Cát Chiêm nối nghiệp. Gia Cát Lượng mang hết tài năng chăm lo việc nội trị, ngoài lo đánh dẹp làm việc quá sức nên bị ốm và chết tại Gò Ngũ Trương, trong khi hành quân, thọ 54 tuổi. Mộ chôn tại Định Quân Sơn ở Miện Dương, không đắp lăng tẩm. Cháu 36 đời sau của Gia Cát Lượng là Gia Cát Hy, làm quan với nhà Minh có lập gia phả cho nhà Gia Cát vào năm Sùng Trinh, tức năm Nhâm Thân. Các đời sau của dòng họ Gia Cát đến nay vẫn còn tiếp tục.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *