Home > Contend > Trang văn > Vai trò của luật sư trong đời sống xã hội và công cuộc cải cách tư pháp của nước ta hiện nay.

Vai trò của luật sư trong đời sống xã hội và công cuộc cải cách tư pháp của nước ta hiện nay.

Mến tặng: LS Trần Hồng Phúc, Nguyễn Văn Chiến, Lão luật Nguyễn Minh Tâm và liên đoàn Ls Việt Nam. đôi điều suy tư của người ngoại đạo rất mong các Ls thông cảm cho chút kiến thức còn nông cạn về ngành luật VN

Trong xã hội loài người với biết bao mối quan hệ phức tạp không tránh khỏi phát sinh những mâu thuẫn, có thể nói mâu thuẫn là một phần không thể thiếu của cuộc sống con người, từ xa xưa cho đến nay có muôn vàn cách giải quyết các mâu thuẫn, từ hòa giải, cho đến xung đột ở nhiều mức độ từ nhẹ đến lớn do đó bất kỳ một quốc gia nói riêng hay quốc tế nói chung bao giờ cũng xây dựng những bộ luật làm thước đo căn chỉnh cho các tranh chấp cũng như giải quyết các vi phạm nhằm mục đích công bằng, giúp con người tự cân chỉnh sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

tapchi1

Ls Nguyễn Minh Tâm liên đoàn Ls TPHCM (Người anh người bạn nhà thơ Nguyễn ĐÌnh Vinh)

Ở bất kỳ một quốc gia văn minh phát triển nào thì vai trò của người luật sư trong cuộc sống xã hội là vô cùng quan trọng. Luật sư có mặt ở tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ các vị nguyên thủ, các tổ chức công quyền, các bệnh viện, công sở, trường học cho đến các công dân bình thường. Luật sư là người chuyên sâu về mọi lĩnh vực của luật pháp nhằm định hướng cho xã hội sống và làm việc theo hiến pháp pháp luật của nước sở tại, hiểu biết thêm những điều luật của các nước và các tổ chức quốc tế bởi với hàng trăm hàng ngàn điều khoản của luật thì chẳng dễ gì một người dân bình thường hay cả các chính trị gia tầm cỡ nắm hết, thuộc hết được.

Để được gọi là một phiên tòa hoàn chỉnh ngoài các bị cáo, bên nguyên, bên bị thì bao giờ cũng có 3 phần căn bản đó là các vị thẩm phán chủ tọa cầm cân nảy mực thì bên cạnh đó là các công tố viên (bên buộc tội) và bên kia là các luật sư (bên tranh tụng và gỡ tội), bên buộc tội đưa ra các hồ sơ chứng cứ thông qua quá trình điều tra, xét hỏi bị cáo có sự tham gia của các luật sư nêu lên những vi phạm mà bị cáo đã mắc phải tùy theo mức độ nặng nhẹ và đề ra mức án xứng đáng kiến nghị tòa xét xử đúng người đúng tội. Bên bào chữa các luật sư cũng đưa ra các chứng cứ cũng như các lập luận, tranh biện bào chữa chứng minh cho bị cáo, dựa vào sự tranh tụng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội mà thẩm phản chủ tọa cùng hội đồng xét xử đưa ra những phán quyết công bằng, có thể giữ nguyên mức án mà bên công tố đưa ra nếu mức độ vi phạm của bị cáo là đúng và bên gỡ tội không đưa được những chứng cứ hay những tranh biện thấu tình đạt lý, nhưng cũng có thể xử bị cáo giảm mức độ hình phạt và có thể xử vô tội nếu các luật sư bào chữa có đủ chứng cứ và các lập luận chắc chắn và chính xác.

Tại Việt Nam từ thời đất nước còn chìm trong đêm tối đã có biết bao vị luật sư tài năng và đức độ dành cả cuộc đời và sự nghiệp cách mạng là tấm gương sáng về trí tuệ và nhân cách như luật sư Phan Văn Trường một học giả uyên bác, tinh thông văn hóa kim cổ đông tây và là một tri thức yêu nước tiến bộ. Năm 1908 ông sáng Pháp học đại học luật rồi trình luận án Tiến sĩ và hành nghề luật sư, ông trở thành vị tiến sĩ luật học và luật sư đầu tiên của Việt Nam, trong cuộc đời của mình ông đã cùng hai chí sĩ họ Phan lập ra “Hội đồng bào thân ái, khi Nguyễn Ái Quốc đến Pháp ông đã hỗ trợ Bác trong việc diễn đạt ra pháp văn những ý tưởng chính luận của của Bác một cách hùng hồn, và ông đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ công lý và là một trong người đầu tiên tạo nên truyền thống cho nghề luật ở Việt Nam.

Hay giáo sư Nguyễn Mạnh Tường – vị “lưỡng khoa tiến sĩ” của Hai nước pháp việt, một trí sĩ yêu nước gắn liền với sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp luật pháp, một nhà sư phạm lỗi lạc và một luật sư nổi tiếng bảo vệ cho người nghèo gắn liền với những câu chuyện huyền thoại của ngành luật Việt Nam. Chuyện kể về ông chắc không nhiều người ngoại đạo biết. Năm ấy ở làng Xuân Thọ, huyện Đông Quan, tỉnh Thái Bình xảy ra một vụ giết người, thủ pham là một người nông dân, trong một lần đi làm đồng về bất thần chứng kiến cảnh gã đàn ông khác đang ôm ấp vợ mình, quá uất hận sẵn cái cuốc trên tay thẳng cánh giáng cho kẻ tình địch một nhát khiến y chết ngay tại chỗ. Tòa mở phiên xét xử. Anh nông dân bị khép án tử hình. Nhưng thật bất ngờ khi nói lời cuối cùng, anh này đã xin phép cho anh được hôn vợ ông chánh tòa trước khi chết. Mới nghe như vậy, ông chánh tòa đã đập bàn quát mắng ầm ĩ, rằng anh nông dân hỗn láo, chết là đáng. Với cương vị luật sư bào chữa, Nguyễn Mạnh Tường bấy giờ mới cất lời: Thưa ông chánh tòa, ông là người có học thức, suy nghĩ chín chắn mà trước một câu nói không đâu của người sắp chết, còn nổi giận ghê gớm như thế, nói chi anh nông dân nghèo ít học kia, trông thấy người đàn ông khác trong buồng ôm vợ mình thì sự giận dữ đến mức thiếu suy nghĩ là điều có thể hiểu được. Vậy là người nông dân kia được giảm án. Thông qua câu chuyện bào chữa của ông thời sau cách mạng khi đất nước gặp vô vàn khó khăn, ngẫm lại mới thấy ngay từ khi thành lập nước nền tư pháp của chúng ta đã rất công tâm, vai trò người luật sư trong tố tụng được tôn trọng.

36957648_1271412149655636_4168589390848720896_n

Vợ chồng Ls Nguyễn Văn Chiến  & Trần Hồng Phúc đoàn luật sư TPHN bào chữa cho Bs Hoàng Công Lương 

Nhìn lại hiện nay khi đất nước đã qua gần 50 năm sống trong hòa bình, tự do, dân chủ và độc lập chắc hẳn xã hội đã tiến xa so với ngày khai sơ, nhưng qua các phương tiện truyền thông chúng ta thấy nhức nhối với biết bao điều trăn trở suy tư về nền tư pháp vẫn còn biết bao vụ án oan sai, vẫn còn bức cung, nhục hình.
Có những vụ oan sai gây chấn động Việt Nam như vụ án oan Hàn Đức Long 11 năm tù về tội “Giết người và hiếp dâm” từ năm 2005 -2016 phải có thư tay của Nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu gửi đến chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị chỉ đạo xem xét để rồi ông được minh oan. Hay Nguyễn Thanh Chấn xác định ông phạm tội giết người, tuyên án tù chung thân, vợ ông cũng ròng rã đi tìm công lý cho chồng cho tới tháng 11/2003 ông được viện KSNDTC xử lại vô tội. Hay vụ án xuyên thế kỷ của tử tù Huỳnh Văn Nén, sau 17 năm ngồi tù oan cho tới cuối năm 2013 ông được minh oan sau khi tìm ra hung thủ. Rồi “Tử tù” Trần Văn Thêm mang thân phận tù hơn suốt 40 năm vvv…và biết bao con người khác, cái kết mà họ nhận được sự minh oan, là một câu xin lỗi và đền bù vật chất. Nhưng cái giá mà họ phải trả là gia đình, sự nghiệp, là điều tiếng và cơ quan điều tra cẩn trọng, cơ quan xét xử công tâm sáng suốt tôn trọng quyền bào chữa của các luật sư hơn thì đâu phải để cho những thân phận con người mang oan sai lớn và lâu đến vậy.

Vẫn biết sai thì sửa, sai thì xin lỗi, sai thì đền bù nhưng ai thấu cho những con người “một ngày tù ngàn thu ở ngoại” kia họ khốn cùng đến mức nào. Gần đây chúng ta lại được chứng kiến vụ án sai phạm trong việc cưỡng chế đất của gia đình nông dân Trần Văn Vươn đẩy ông đến đường cùng phải phản kháng và rồi bản án dành cho ông, cho các cán bộ lãnh đạo cũng như một số cán bộ khác phải mất chức. Vụ phản kháng của người dân xã Đồng Tâm – Mỹ Đức – Hà Nội chấn động dư luận. Vụ án nông dân Đặng Văn Hiến tử hình vì tội giết người do sự buông lỏng quản lý của cơ quan công quyền mặc cho công ty mang luật rừng đầu gấu tấn công dồn người nông dân vào chân tường phải nổ súng phản kháng, để rồi chủ tịch nước Trần Đại Quang phải yêu cầu TANDTC và bộ công an điều tra lại.

37063739_1272595686203949_5959637585604116480_n

Bs Hoàng Công Lương được người nhà người bệnh tử vong, bạn bè đồng nghiệp và công chúng tặng hoa sau phiên tòa tại Hòa Bình

Vụ Bs Hoàng Công Lương Bv Hòa Bình chạy thận nhân tạo 9 người chết qua 12 ngày xét xử công khai được đài truyền hình quốc hội phát trực tiếp, có biết bao kẽ hở, bao vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng của cơ quan điều tra được các luật sư bào chữa dẫn chứng mới thấy nền tư pháp của chúng ta còn có nhiều điều cần phải cải cách.
Cái cải cách lớn nhất là các cơ quan điều tra xét hỏi phải làm việc có tâm có tầm, tránh bức cung, nhục hình, tránh mớm cung, ép cung, các kiểm sát viên phải tôn trọng ý kiến tranh biện của các luật sư, các nhân chứng, Thẩm phán phải nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ của bên buộc và bên gỡ trước khi đưa ra phán quyết cuối cùng, điều quan trọng nhất là phải thực sự dân chủ, công khai.

Khi tòa tôn trọng vai trò của các luật sư cũng như người làm chứng, khi mà danh dự và nhân phẩm của con người được quý trọng, khi các cơ quan công quyền làm việc công tâm, các thắc mắc, mâu thuẫn mới phát sinh được giải quyết kịp thời, tránh áp đặt, mờ ám, thì lúc ấy nền tư pháp thực sự cải cách và đổi mới, thực sự dân chủ vì dân.

.
Nguyễn Đình Vinh

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *