Home > Contend > Văn hóa - Xã hội > Văn hóa > Bánh gấc món ngon cầu may

Bánh gấc món ngon cầu may

Năm nào cũng vậy cứ mỗi độ Tết đến xuân về, mọi người nô nức đi chợ sắm Tết, nhà nào cũng dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ rồi chuẩn bị những món ăn ngon trước dâng lên tổ tiên ông bà để tuởng nhớ các đấng sinh thành. Sáng mùng một tất cả mấy gia đình anh em tôi lại về quê ăn tết với bố mẹ, mọi người vui vẻ chúc ông bà, bố mẹ những lời chúc tốt đẹp nhất. Sau đó cả nhà tấp lập chuẩn bị làm cơm đoàn viên ngày đầu năm.

Thế rồi mâm cỗ cũng được sắp nên thôi thì đủ món, nào giò chả đặc sản quê, ( Quê tôi có món giò lụa và chả quế rất nổi tiếng) Thịt gà, bánh chưng dưa hành, miến mọc vv….vì từ xưa đến nay theo lệ ở quê truyền thống thường có câu ” Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ – Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh” Nhưng bây giờ đời sống khấm khá ai ăn thịt mỡ để mắc bệnh béo phì, mỡ nhiễm máu, còn pháo hả cứ thử đốt đi, chả mấy ông công an lại chẳng đến hỏi thăm luôn ngày mùng một thì giông cả năm. Thế thì mất toi hai món của hai vế câu đối rồi còn gì? 

Nhưng món dưa hành thì cũng khó có thể bỏ được vì ăn kèm các loại thịt khác vẫn ngon, riêng bánh chưng món bánh mà khi xưa công tử Lang Liêu dâng lên vua cha để tỏ tấm lòng thành kính rồi trở thành vị vua hùng thứ 18 thì mình tin ở Việt Nam mãi mãi sẽ không bao giờ bỏ được cho dù sau này có nhiều sơn hào hải vị đến đâu…

Nhưng gia đình tôi thì không năm nào thiếu được một món bánh gấc gia truyền ( vì đây là món bánh ông ngoại truyền cho mẹ, không biết đến chúng tôi sau này có làm được không chứ bây giờ bận nên cũng chưa có thời gian làm đuợc), nhưng nói vậy thôi chứ bố mẹ tôi vẫn làm, các cụ bảo cả năm mới có một lần con cháu xum họp nên phải làm cho các con các cháu luôn nhớ đến truyền thống..

Rõ là con cái lớn xù không làm lại để bố mẹ già làm cho ăn thật chán, nhưng bảo không làm nữa các cụ lại không nghe rứt khoát là bố mẹ còn sức còn làm, mà khi nào không làm được thì cũng là ngày sắp xa con cháu đấy. Thôi đành bó tay.com vậy nhỉ, nhưng nói thế chứ mấy anh em chúng tôi dù bận đến đâu cũng phải cử nhau cùng mấy đứa cháu lớn về làm với hai cụ cho vui chứ ai lại để hai ông bà “bát tuần đại khánh” đi giã bánh bao giờ… Mà các cụ cũng thâm ra phết cứ cương quyết làm thì các anh các chị mới không lười mà về làm, chứ nếu không các anh các chị đặt hết ở nhà hàng thì còn gì là ý nghĩa tết cổ truyền nữa.

Muốn làm bánh gấc trước tiên phải nói đến gấc đúng không nhỉ. Mà nói đến gấc cũng không thể không nhắc đến tác dụng của gấc. Dầu gấc: Dầu sánh, trong, màu đỏ tím đậm, mùi thơm vị ngọt, vị béo, không khé cổ. Tỉ lệ caroten trên 0,15p100. Nếu có cặn phải là cặn caroten tinh thể. Dược điển Việt Nam (1997) quy định dầu phải chứa ít nhất 0,1p100 b-caroten

1ml dầu gấc có 30mg caroten tương ứng với 50.000 đơn vị quốc tế vitamin A. vậy thì ăn ngoài lộc đầu năm là đỏ còn có tác dụng sáng mắt nữa đấy nhé.
Cây gấc là một loại dây leo, mỗi năm lụi một lần, nhưng lại đâm chồi từ gốc cũ lên vào mùa xuân năm sau. Lá mọc so le, chia thuỳ khía sâu tới ½ phiến lá. Hoa đực, hoa cái riêng biệt, cánh hoa màu vàng nhạt. Mùa hoa tháng 4-5. Quả hình bầu dục dài độ 15-20cm, đáy nhọn, ngoài có nhiều gai, khi chín màu vàng đỏ đẹp tươi. Mùa quả tháng 6 đến tháng 2 năm sau. Gấc nếp thì thưa gai hơn gấc tẻ. Trong quả có nhiều hạt xếp thành những hàng dọc, quanh hạt có màng màu đỏ máu, tươi. Bóc lớp màng đỏ sẽ thấy hạt hình gần giống con ba ba nhỏ, ngoài có lớp vỏ cứng, mép có răng cưa. Trong hạt có nhân trắng chứa nhiều dầu.

Mua thu hái từ tháng 8 – 9 đến tháng 1 – 2 năm sau. Quả chín hái về đem bổ, vét hạt với cả màng đỏ. Nếu để nấu xôi thì dùng tươi trộn với gạo (có thể thêm ít rượu). Nếu để chế dầu gấc thì phải sấy hay phơi khô tới khi không còn dính tay, bóc lấy màng đỏ tươi rồi lại phơi hay sấy khô ở nhiệt độ thấp (60-70oC).

Thứ hai là chuẩn bị bột mà bột bánh được làm từ nếp cái hoa vàng loại thuần chủng chưa bị lai tạp mới thơm ngon, gạo nếp được mua về có hai cách chế: một là xay bột khô, hai là xay bột nước, bột khô thì tiện hơn nhưng bột không ngon, còn bột nước thì phải mất công nhưng bột mịn sẽ làm vỏ bánh mịn và dẻo hơn, ăn sẽ ngon hơn, mẹ thường thuê xay bột nước cho ngon sau đó về để bột lắng rồi gạn nước đem phơi thật khô bảo quản kỹ đến tết bỏ ra làm vỏ bánh.

Nhân bánh gồm đậu xanh, mỡ khổ, mứt bí, hạt sen, lạc rang, dừa, đường kính, vali.

Làm vỏ bánh: Bột đem nhào nước vừa phải sao cho không được quá ướt, trộn thêm đường kính trắng sao cho đủ ngọt, lấy ruột gấc bỏ hạt cho vào, bột nhào bằng tay nếu cho nhiều nước khi cho đường vào sẽ làm vỏ bánh không khô nữa nên ko nặn được. sau khi nhào kỹ bằng tay. đem bột vào cối giã cho bột đường gấc trộn đều và mịn, giã đến khi nào sờ cục bột thấy nhuyễn và màu gấc bắt đầu hồng đều là được. nhưng không được ngại mỏi tay đâu nhé.

Nhân bánh không nên dùng đỗ xanh đã tróc vỏ sẵn mà nên mua đỗ xanh còn nguyên vỏ. loại đỗ hạt nhỏ ngon hơn. sau đó dùng nước ấm ngâm đỗ khoảng một đêm, sau khi vỏ đỗ tróc khỏi hạt đãi sạch vỏ, rồi đem đỗ cho vào nồi đồ xôi đồ chín, đem đỗ cho vào cối giã mịn. Giã xong cho đỗ vào âu, đong đường kính trộn với nhân đỗ sao cho ngọt hơn vỏ, sau khi cho đường nhân bánh sẽ tạo thành một hợp chất sền sệt, cho thêm vali hoặc dầu chuối vào cho thơm, nên cho nhiều hơn khi nấu chè vì bánh còn qua khâu luộc, nếu ít quá sẽ mất mùi.
Mỡ miếng đem luộc để nguội sau đó thái vuông bằng đầu ngón tay dùng đường kính tẩm cho mỡ ròn hơn, mứt bí cũng thái vuông vậy.

Lá gói bánh lớp trong cùng dùng lá chuối tiêu ( chuối lùn) bỏ cậng sau đó luộc qua cho mềm. lau sạch dùng dầu ăn phết đều lên mặt lá để cho khi bóc bánh không dính vào lá. lớp ngoài chuẩn bị lá dong như khi gói bánh chưng

Bạn lấy bột nặn bánh sau đó cho nhân đậu, hạt sen, mỡ, dừa thái chỉ, lạc mứt bí rồi nặn lắp dán kín phần vỏ bánh lại.

Gói bánh như bánh gai sau đó dùng tay nhấn đều lên bánh đã gói để bánh dàn đều vào cả 4 góc, bánh gói song cho vào luộc vì bánh gấc nhanh chín nên khi luộc thường cho bánh trưng xuống dưới còn bánh gấc để trên, luộc khoảng 3- 4 tiếng vớt bánh ra để nguội.

Bạn biết không màu của bánh khi dỡ ăn đỏ tươi màu gấc, thơm mùi của gạo nếp và mùi dầu chuối hoặc va ly, bánh rất dẻo, trên mâm cỗ ngày tết nhìn chiếc bánh mầu đỏ tươi thật ngon mắt, sau khi ăn các món song mỗi người ăn vài miếng bánh gấc màu đỏ để lấy lộc đầu năm, Gấc nấu xôi ăn nhiều sẽ thấy ngán, nhưng riêng bánh gấc bạn yên tâm ăn sẽ không thấy ngán như xôi đâu, miếng bánh dẻo thơm, nhân ngọt có vị ròn của mứt bí, dừa, lạc, hạt sen, vị ngậy ngậy của tí mỡ khổ và mùi thơm của gạo nếp và dầu chuối bạn sẽ thấy đây đúng là một món ăn rất ngon. ngày tết dâng lên cúng ông bà tổ tiên ngoài bánh trưng có thêm chiếc bánh đỏ sẽ làm tăng phần linh thiêng hơn. Nếu có khách đến nhà chúc tết bạn bỏ bánh gấc ra mời mình tin sẽ không ai từ chối được món bánh lấy may đầu năm đâu và như vậy sự may mắn sẽ không chỉ dành riêng cho gia đình bạn mà còn đem đến cho tất cả bạn bè thì thật ý nghĩa biết bao.

Ngày nay nếu bạn về Hải Dương, một số nhà hàng bánh gai nổi tiếng như bánh gai Nguyên Ninh trên phố Thống Nhất cũng có bán cả bánh gấc, nhưng bánh của họ làm đại trà và vị cũng không đủ như của mình hướng dẫn các bạn. bánh gấc không để lâu được, và mùa lạnh sau hai ba ngày bạn nên cho bánh vào hấp qua một chút bánh lại mềm như khi

 

 

Tác giả Nguyễn Đình Vinh

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *